Thời điểm phù hợp cần khám tổng quát sức khỏe

Tham vấn bác sĩ

Hoạt động khám sức khỏe định kỳ đang ngày càng được nhiều người dân dành sự quan tâm. Qua đó, nhiều câu hỏi cũng được đặt ra xung quanh vấn đề này, trong đó bao gồm khi nào cần khám tổng quát sức khỏe cơ thể. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Khám sức khỏe tổng quát: Tại sao lại cần thiết?

Khám sức khỏe tổng quát là hoạt động kiểm tra tổng quát tình trạng, chức năng của các cơ quan trong cơ thể con người. Bác sĩ sẽ là người trực tiếp thăm khám và đưa ra kết luận sau khi hoàn thành.

Khám sức khỏe là một việc làm không thể thiếu trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Nhiều khi một người có cuộc sống lành mạnh và khoa học không có nghĩa là sẽ hoàn toàn khỏe mạnh. Những mầm mống gây bệnh hiện nay không chỉ từ các tác nhân bên ngoài mà còn xuất hiện ngay từ chính cơ thể con người. Nếu không khám sức khỏe, chúng ta sẽ không thể phát hiện được những mầm bệnh này.

Khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ, người khám có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe bản thân, biết được bản thân có đang khỏe mạnh hay không, có thiếu những chất dinh dưỡng nào,… từ đó chúng ta có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra tình trạng bệnh trở nặng, khó khăn trong việc cứu chữa.

Ngoài ra, khám sức khỏe tổng quát đem lại cho chúng ta những thông tin chính xác về cách sinh hoạt, thói quen hằng ngày sao cho duy trì được cơ thể khỏe mạnh.

khi nào cần khám tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát giúp kiểm tra chức năng, tình trạng của các cơ quan trong cơ thể

2. Trả lời: Khi nào cần khám tổng quát sức khỏe?

2.1. Tìm hiểu về khám sức khỏe bao gồm những gì trước khi trả lời câu hỏi khi nào cần khám tổng quát sức khỏe

Khám sức khỏe là một hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác. Khi thực hiện khám sức khỏe, người khám có thể sẽ trải qua những danh mục sau:

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát tình trạng của cơ thể, phát hiện những điểm bất thường có thể nhận biết bằng mắt thường. Trong khi khám lâm sàng, người khám sẽ được thực hiện:

– Đo huyết áp, chiều cao và cân nặng: Tìm hiểu chỉ số sinh tồn của người khám, xem xét và đánh giá sự phát triển của cơ thể.

– Khám mắt: Phát hiện những bất thường ở mắt.

Khám tai mũi họng: Phát hiện vấn đề bệnh lý ở những cơ quan này.

– Khám răng hàm mặt: Đánh giá tình trạng, chức năng của răng hàm mặt.

Khám phụ khoa (chỉ áp dụng với nữ): Kiểm tra sức khỏe cơ quan sinh dục nữ,…

Xét nghiệm

Mẫu vật được sử dụng trong xét nghiệm sẽ bao gồm máu và nước tiểu. Một số bệnh lý khi xuất hiện trong cơ thể có thể được phát hiện qua những chỉ số như:

– Phân tích tế bào máu ngoại vi: Phát hiện tình trạng thiếu máu và những bệnh lý liên quan đến máu.

– Xét nghiệm Glucose: Đánh giá lượng đường trong máu, phát hiện sớm căn bệnh tiểu đường.

– Định lượng Ure và Creatinin: Đánh giá chức năng hoạt động của thận.

– Định lượng Axit Uric trong máu: Kiểm tra khả năng mắc bệnh Gout.

– Định lượng Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglycerid: Đánh giá tình trạng rối loạn lipid có trong máu.

– Đo hoạt độ ALT, AST: Đánh giá chức năng gan, phát hiện những bệnh lý tại cơ quan này.

– Tầm soát nhiễm virus viêm gan B qua chỉ số HBsAg.

– Tổng phân tích nước tiểu: Đánh giá chức năng của thận và các vấn đề về đường tiết niệu.

Ngoài ra còn nhiều vấn đề sức khỏe có thể phát hiện qua hoạt động khám sức khỏe mà người khám có thể đăng ký thực hiện thêm.

Xét nghiệm máu

Nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm có thể được phát hiện qua phương pháp xét nghiệm máu

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang, siêu âm và điện tim thường là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng khi khám sức khỏe. Những phương pháp này giúp đánh giá và phát hiện những bất thường bên trong cơ thể mà không cần sử dụng biện pháp xâm lấn.

Thăm dò chức năng

Thăm dò chức năng trong khám sức khỏe chủ yếu sẽ bao gồm nội soi đường tiêu hóa. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng và phát hiện những bệnh lý đường tiêu hóa.

3.2. Vậy khi nào cần khám tổng quát sức khỏe?

Khi nào nên khám sức khỏe tổng quát đang là câu hỏi của rất nhiều người dân hiện nay. Trên thực tế, đây là hoạt động dựa trên sự tự nguyện của mỗi người, do đó, không thể có thời gian cụ thể khi nào nên đi khám sức khỏe cụ thể.

Thông thường mọi người hay có xu hướng cơ thể xuất hiện những điểm bất thường mới đi khám sức khỏe. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi có rất nhiều căn bệnh diễn biến âm thầm khiến chúng ta lầm tưởng rằng cơ thể mình vẫn đang rất khỏe mạnh. Do đó, ngay cả khi cơ thể không có những dấu hiệu bất thường bạn vẫn cần thực hiện khám sức khỏe.

Để đảm bảo tình trạng sức khỏe cũng như theo nghiên cứu của các bác sĩ về tình trạng xuất hiện bệnh thì mỗi người chúng ta cần đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm từ 1-2 lần.

3. Khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Những điều cần ghi nhớ trước khi khám sức khỏe bao gồm:

– Chuẩn bị trước những thông tin như tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dị ứng, thông tin phẫu thuật,….

– Mang theo những kết quả khám sức khỏe trước đó (nếu có) để bác sĩ dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe.

– Nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, chỉ uống nước lọc.

– Nhịn tiểu trước khi thực hiện siêu âm để hình ảnh cho ra được rõ nét.

– Mặc quần áo thoải mái để quá trình khám sức khỏe được diễn ra dễ dàng,…

Không nên ăn

Không nên ăn gì trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm ít nhất là 8 tiếng

Ngoài ra để khám sức khỏe đạt hiệu quả nhất, lựa chọn cơ sở y tế uy tín cũng là một lưu ý quan trọng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên khám sức khỏe ở đâu thì hãy đến ngay Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Thu Cúc TCI hiện đang là một trong những bệnh viện có chất lượng dịch vụ tốt nhất Hà Nội với trang thiết bị máy móc y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có trên 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động khám sức khỏe chủ động. Nhân viên y tế tại đây được đào tạo bài bản, có những kiến thức y học chuẩn xác, tận tâm chăm sóc khách hàng.

Khám sức khỏe là vô cùng quan trọng đối với mọi người dân chúng ta. Do đó, đừng quên thực hiện thăm khám định kỳ sức khỏe ít nhất là mỗi năm một lần nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital