Thoát vị đĩa đệm: dấu hiệu nhận biết để điều trị sớm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến, khó chữa, dễ tái phát nếu không tiến hành điều trị sớm, phù hợp. Nhiều người thường nhầm lẫn thoát vị đĩa đệm dấu hiệu với cơn đau lưng, nhức mỏi xương khớp thông thường. Điều này khiến nhiều người lơ là, bỏ qua triệu chứng cảnh báo.

1. Bạn đã hiểu đúng về bệnh thoát vị đĩa đệm?

Vị trí của đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ xương bằng cách giảm áp lực lên cột sống khi con người đi bộ, nâng vật nặng hay uốn cong người.

Cấu tạo của đĩa đệm có 2 phần:

– Phần nhân nhầy bên trong

– Vòng bao xơ bên ngoài

Chấn thương hoặc đĩa đệm suy yếu là nguyên nhân thoát ra khỏi vị trí vốn có. Tình trạng này có tên là thoát vị đĩa đệm.

2. Giúp bạn nhận biết thoát vị đĩa đệm dấu hiệu đặc trưng

Bệnh lý này gây ra các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm dấu hiệu biểu hiện khác nhau ở từng người, cụ thể:

2.1. Thoát vị đĩa đệm dấu hiệu đặc trưng là gì?

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí bị bị thoát vị và mức độ chèn ép lên dây thần kinh. Nhìn chung, người mắc bệnh lý này sẽ gặp một số triệu chứng điển hình như sau:

– Đau nhức ở chân, tay: nếu vị trí thoát vị ở phần lưng dưới, cơn đau sẽ lan tỏa xuống mông, đùi, bắp chân thậm chí bàn chân. Với trường hợp thoát vị xảy ra ở cổ, cơn đau sẽ tập trung ở vai, cánh tay.

– Tê bì, ngứa râm ran: do sự chèn ép lên các dây thần kinh, một số bộ phận lân cận các dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, ngứa râm ran châm chích như kiến bò ở vùng thắt lưng, vùng cổ, cẳng chân, gót chân, …

– Cơ suy yếu, khó vận động, đi lại: các cơ liên kết với những dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ suy yếu theo thời gian. Triệu chứng này biểu hiện rõ khi bạn cầm hay nâng một đồ vật. Những trường hợp không điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh yếu liệt.

Thoát vị đĩa đệm dấu hiệu đa dạng

Thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến ở dân văn phòng do thói quen ngồi nhiều, ít vận động

2.2. Thoát vị đĩa đệm dấu hiệu ở giai đoạn nặng

Trường hợp thoát vị đĩa đệm kéo dài mà không được can thiệp điều trị sẽ gây chèn ép nghiêm trọng lên các dây thần kinh. Bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng, triệu chứng nghiêm trọng như:

– Teo cơ: khi các cơ bị suy yếu, không được vận động dài ngày sẽ làm cơ bị teo lại, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

– Nguy cơ bị liệt cao: với trường hợp nhân nhầy đi vào trong ống tủy sống, gây chèn ép vào rễ dây thần kinh và làm hẹp khoang sống thì nguy cơ bại liệt rất cao.

– Rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa: bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm vì còn gây ảnh hưởng đến bàng quang. Biểu hiện là khó tiểu, tiểu không kiểm soát, … Bệnh có thể dẫn đến hội chứng ruột ngựa, làm người bệnh mất tự chủ khi đi đại tiện.

3. Chẩn đoán bệnh

Bước đầu, người bệnh được thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân, vị trí tổn thương và các triệu chứng đang gặp phải. Dựa trên thông tin ở bước thăm khám ban đầu, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

Chụp cộng hưởng từ

– CT can

– X-quang cột sống

Từ những hình ảnh này, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Thăm khám sớm khi thoát vị đĩa đệm dấu hiệu xuất hiện

Thăm khám sớm và thực hiện các chụp chiếu cần thiết là điều người bệnh nên làm

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm

Nếu trường hợp đĩa đệm di lệch chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh được tư vấn sử dụng thuốc và tập vật lý trị liệu.

Với những người điều trị nội khoa tích cực mà triệu chứng bệnh không thuyển giảm thậm chí tiến triển nặng, phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị được cân nhắc.

4.1. Dùng thuốc

Một số loại thuốc có mục đích cải thiện thoát vị đĩa đệm dấu hiệu gồm:

– Thuốc giảm đau acetaminophen

– Thuốc chống viêm non steroid hoặc corticosteroid

– Giãn cơ

– Chống đau thần kinh…

Lưu ý rằng những loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng sai liều, lạm dụng thuốc. Người bệnh có thể bị:

– Chóng mặt

– Buồn nôn

– Dị ứng

Viêm loét dạ dày

– Suy giảm chức năng gan thận

– Loãng xương

Để bảo vệ sức khỏe đồng thời cải thiện thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng thuốc, báo ngay với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Điều trị bằng thuốc để cải thiện thoát vị đĩa đệm dấu hiệu

Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến với nhóm bệnh xương khớp

4.2. Vật lý trị liệu

Song song với quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp tập vật lý trị liệu để giảm đau, hạn chế chèn ép các dây thần kinh trong sinh hoạt. Tuy nhiên, người bệnh cần tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên viên có kinh nghiệm, tại các cơ sở uy tín. Khuyến cáo người bệnh không tự tập tại nhà vì có thể tập sai cách, khiến tổn thương cột sống ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Cần lưu ý rằng vật lý trị liệu chỉ dành cho tình trạng thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ hoặc mang tính hỗ trợ điều trị nội khoa.

4.3. Phẫu thuật

Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu, phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc. Tuy nhiên, những phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể đối mặt với:

– Biến chứng nhiễm trùng

– Dị ứng với men tiêu nhân nhầy

– Liệt dây thần kinh

– Liệt vận động

5. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm dành cho tất cả mọi người

Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng mỗi người có thể phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh cho xương khớp.

– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, giảm cân nếu đang thừa cân béo phì.

– Không mang, khuân vác đồ nặng để tránh làm tổn thương cột sống.

– Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp.

– Không hút thuốc, hạn chế rượu bia.

– Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ và đến ngay cơ sở y tế khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe xương khớp hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital