Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người, đặc biệt là bệnh nhân thoái hóa khớp. Vậy khi mắc thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe? Xem ngay chế độ dinh dưỡng dưới đây bạn nhé!

1. Thoái hóa khớp: Nguyên nhân và triệu chứng phổ biến

Thóa hóa khớp (còn được gọi là hư khớp) là hậu quả của quá trình cơ và sinh học gây nên tổn thương toàn bộ các thành phần của khớp. Trong đó, chủ yếu là sụn khớp kèm theo những tổn thương xương bên dưới sụn, dây chằng, cơ quanh khớp và màng hoạt dịch.

Thoái hóa khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp phổ biến nhất bao gồm:

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra nhanh hơn khiến cho hệ thống xương trong cơ thể của chúng ta suy yếu dần.

– Thừa cân béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là cột sống và khớp gối. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thương.

– Luyện tập thể dục thể thao quá độ: Việc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách sẽ gây nên những chấn thương tại các khớp. Nếu như người bệnh không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

– Do thói quen sinh hoạt và làm việc: Ngồi làm việc, học tập, nằm, sinh hoạt sai tư thế đều có thể tạo nên những tác động xấu cho hệ thống xương khớp.

Khi mắc thoái hóa khớp người bệnh sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như:

– Đau nhức xương khớp.

– Cứng khớp.

– Xuất hiện tiếng kêu khi cử động.

– Vận động khó khăn.

– Sưng tấy, biến dạng hoặc teo cơ.

thoái hóa khớp do đâu?

Việc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách sẽ gây nên những chấn thương tại các khớp

2. Thoái hóa khớp nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

2.1. Người mắc thoái hóa khớp nên ăn gì hỗ trợ điều trị?

Người mắc thoái hóa nên bổ sung những thực phẩm dưới đây để tốt cho quá trình điều trị:

– Thực phẩm giàu canxi: Nhóm thực phẩm như tôm, cua, sò, ốc,… sẽ giúp cung cấp hàm lượng magie, sắt, photpho, kẽm giúp bổ sung những khoáng chất tốt cho xương khớp.

– Thực phẩm chế biến từ sữa: Nhóm thực phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi,… cũng là nguồn cung cấp canxi và vitamin D củng cố xương luôn chắc khỏe.

– Bổ sung các loại cá để cung cấp omega-3 và omega-6 để phòng tránh chứng viêm đau khớp nói chung.

– Bổ sung các loại hạt, ngũ cốc như đậu nành, đậu đen, vừng, hạnh nhân, óc chó,… để xương khớp luôn chắc khỏe.

– Bổ sung nấm hương: Đây là thực phẩm có tác dụng tốt trong việc chống sưng viêm hiệu quả do các bệnh xương khớp gây nên. Nấm hương cũng cũng cấp một số chất như kẽm, magie, kali và canxi giúp cải thiện các triệu chứng đau mỏi chân tay ở người bệnh.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại thoái hóa khớp và tình trạng của từng bệnh nhân mà bổ sung các thực phẩm cho phù hợp. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng của mình trong quá trình điều trị.

Thoái hóa khớp nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm như tôm, cua, sò, ốc,… sẽ giúp cung cấp hàm lượng magie, sắt, photpho, kẽm tốt cho xương

2.2. Bị thoái hóa khớp nên ăn gì để không tái phát?

Sau khi điều trị bệnh thoái hóa khớp thì ngoài những thực phẩm ở trên người bị thoái hóa khớp nên bổ sung các thực phẩm sau:

– Tăng cường nguồn đạm từ các loại thịt, bổ sung chất béo, canxi, glucosamin và chondroitin,… những thực phẩm này có trong xương ống, sụn, xương sườn,.. giúp cho sụn luôn chắc khỏe.

Bổ sung vitamin từ trái cây như: Việt quất, đu đủ, cam, táo, lê,.. các loại hoa quả có chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm để cơ thể nhanh phục hồi.

– Các loại rau củ như chân vịt, cải xanh, cà chua, bí xanh, bắp cải,… để gia tăng sức đề kháng cho người mắc bệnh.

người bị thoái hóa nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Các loại hoa quả có chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi

3. Những thực phẩm cần kiêng đối với người thoái hóa khớp

Người mắc thoái hóa khớp nên kiêng một số thực phẩm dưới đây:

– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm chứa chất béo sẽ gây hại tới cấu trúc xương và cột sống. Do đó, trong quá trình ăn uống người bệnh nhân tránh những thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.

– Hạn chế ăn thực phẩm chứa đường và muối: Những thực phẩm này nếu đưa vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm và làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Bởi vậy người bị thoái hóa nên hạn chế ăn những gia vị này. Các thực phẩm chứa đường và muối như: Dưa muối, cà muối, bánh ngọt, kẹo ngọt, trà sữa,..

– Thực phẩm đóng hộp: Các loại thức ăn đóng hộp có chứa hàm lượng chất bảo quản khá cho khiến cho các cơn đau nhức hoạt động mạnh mẽ hơn. Bởi vậy, người bệnh cần giảm tối đa những loại đồ uống đóng hộp.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo người mắc thoái hóa khớp nên hạn chế sử dụng bột mì trắng trong bữa ăn hàng ngày.

Như vậy, bài viết trên đây đã chỉ ra nhóm thực phẩm nên ăn và những món ăn nên kiêng đối với người thoái hóa. Để được tư vấn chế độ dinh dưỡng cụ thể và phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình thì người mắc thoái hóa khớp nên khám sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital