Bài viết này gửi đến quý độc giả những thông tin về bệnh viêm phế quản cũng như khuyến cáo từ các bác sĩ Chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI đối với những thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm phế quản.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin cần biết về viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới,,trong đó đường dẫn khí trong phổi bị viêm, gây ra những tổn thương ở niêm mạc bên trong phế quản.
Tình trạng viêm phế quản ở bệnh nhân có thể ở dạng cấp tính do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Khi tình trạng viêm phế quản diễn ra trong thời gian dài không khỏi và có các đợt bệnh cấp tính thì được gọi là viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản mãn tính khiến niêm mạc phế quản nhạy cảm và dễ bị tác động hơn. Đặc biệt dễ bị tổn thương khi tiếp xúc yếu tố kích thích như: sự thay đổi về thời tiết, môi trường ô nhiễm, vi sinh xâm nhập,..
Triệu chứng của viêm phế quản thường biểu hiện bao gồm đau họng, ho, ho có đờm, sốt, thở khò nghè mệt mỏi. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng có cảm giác bỏng rát trong lồng ngực của bạn.
Ngoài phương pháp điều trị y tế như uống thuốc, tiêm,.. , chế độ ăn cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh cũng như sự hồi phục của bệnh nhân. Bởi vậy, các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI đưa ra một số khuyến cáo về những thực phẩm nên hạn chế khi bị bệnh viêm phế quản.
2. Bệnh nhân viêm phế quản nên cân nhắc kiêng đồ ăn gì?
2.1. Đồ ngọt – thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm phế quản
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, việc uống nước ngọt có hàm lượng đường fructose cao có tương quan với tỷ lệ bị viêm phế quản mạn tính ở người trưởng thành. Do đó, nên hạn chế các thực phẩm có độ ngọt cao, đặc biệt là chứa nhiều đường fructose trong thời gian điều trị bệnh viêm phế quản, tránh tình trạng bị tắc nghẽn, khó thở hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc, bệnh nhân viêm phế quản nên hạn chế nước ngọt, các món tráng miệng có vị ngọt. Có thể thay thế chúng bằng sự lựa chọn từ trái cây tươi. Các loại quả mọng, quả họ cam quýt,.. không chỉ làm êm những cơn ho do viêm phế quản, giảm đau rát họng mà còn chứa nhiều chất kháng viêm, làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
2.2. Hạn chế các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng khi bị viêm phế quản
Bệnh nhân viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản mạn tính, thường gặp phải khó khăn khi thở. Bởi vậy, mặc dù các thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng không ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh, song chúng lại vô tình làm bạn khó thở hơn. Một số thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng có thể kể đến như:
– Các loại nước uống có gas
– Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị
– Ngoài ra, sữa và một số chế phẩm từ sữa cũng nên hạn chế để tránh đầy bụng dẫn đến khó thở. Đặc biệt, sữa, phomai,.. được cho là có khả năng kích thích sản xuất các chất nhầy. Điều này có thể khiến đờm đặc hơn và gây kích ứng cho bệnh nhân viêm phế quản.
2.3. Đồ ăn, thức uống lạnh nên hạn chế để tránh tăng nặng triệu chứng
Bệnh nhân viêm phế quản thường gặp tình trạng ho, đau rát cổ họng. Bởi vậy, việc hạn chế các thức uống, đồ ăn lạnh là điều cần thiết để tránh cho các biểu hiện này càng nặng thêm. Bệnh nhân nên uống nước ấm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.
2.4. Thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm phế quản: Cà phê và thức uống có cồn
Các loại thức uống có cồn thường khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, do vậy người bị viêm phế quản cần tránh dùng. Một số loại như cà phê, rượu, bia khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn. Từ đó sẽ gây ra tình trạng mất nước tế bào, làm cho dịch nhầy ở phổi đặc hơn, Bệnh nhân khó khạc nhổ ra ngoài. Do vậy, bệnh nhân khi đang bị viêm phế quản cần hạn chế sử dụng những loại thức uống trên.
Nhìn chung, các tác động của thực phẩm lên tình trạng bệnh thường gián tiếp. Song việc lưu tâm và hạn chế các loại thực phẩm trên có vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh viêm phế quản.
3. TCI khuyến cáo: Viêm phế quản nên ăn gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, các bệnh nhân bị bệnh viêm phế quản nên sử dụng:
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể vì nước có vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi các bệnh lý đường hô hấp dưới. Việc đảm bảo đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp cho người bệnh
– Tránh mất nước gây mệt mỏi cơ thể
– Độ đặc của đờm, dịch nhầy trong cổ họng sẽ được giảm đi, bệnh nhân dễ khạc nhổ ra hơn
– Hỗ trợ làm loãng dịch nhầy ở đường mũi, làm thông đường thở. Nước có thể giữ ẩm cho cổ họng, giảm bớt khó chịu từ các biểu hiện bệnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung nước và vitamin từ các loại nước ép trái cây để tăng sức đề kháng. Một số loại hoa quả có vị chua còn có thể làm dịu đi cơn ngứa, đau rát cổ họng, dịu cơn ho do viêm phế quản. Bên cạnh đó, các đồ ăn cũng có thể chế biến với dạng nhiều nước.
4. Bệnh nhân viêm phế quản được điều trị như thế nào?
Việc điều trị bệnh viêm phế quản thường được chia theo các dạng bệnh
Đối với điều trị bệnh viêm phế quản dạng cấp tính: Nếu bệnh nhân bị viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để đẩy lùi tình trạng này. Với các triệu chứng biểu hiện như ho dai dẳng, kéo dài gây tổn thương cổ họng, bệnh nhân sẽ cần sử dụng thuốc giảm ho. Ngoài ra, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kết hợp một số thuốc khác như thuốc giúp giảm tình trạng viêm, giảm tình trạng dị ứng.
Đối với việc điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính: Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành phục hồi chức năng phế quản bằng việc tập thể dục phù hợp, đặc biệt là các bài tập thở giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phế quản, các khuyến nghị từ Thu Cúc TCI về các thực phẩm nên hạn chế khi bị bệnh viêm phế quản cũng như giúp bạn giải đáp nên ăn gì khi đang bị căn bệnh hô hấp này. Bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở ý tế uy tín khi các biểu hiện của bệnh gây ảnh hưởng đến các chức năng và chất lượng cuộc sống.