Tất tần tật về hen phế quản ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2025, toàn cầu có thể có đến 400.000.000 người, bao gồm cả người trưởng thành và trẻ nhỏ, mắc hen phế quản. Trong đó, hen phế quản ở trẻ em phổ biến gấp đôi hen phế quản ở người trưởng thành.

1. Khái niệm

Cũng theo WHO, hàng năm, hen phế quản là nguyên nhân tử vong của khoảng 250.000 người. Chi phí điều trị cho bệnh nhân hen phế quản chiếm 1% – 3% tổng chi phí y tế tại hầu hết các nước. Vậy, hen phế quản là gì? Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp, được biểu hiện bằng các cơn hen phế quản cấp tính. Trong đó, một cơn hen phế quản cấp tính lại là tình trạng bệnh nhân bị hạn chế lưu thông không khí tại đường hô hấp.

2. Nguyên nhân

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác gây hen phế quản vẫn còn là ẩn số. Tuy nhiên, sự khởi phát một cơn hen phế quản thì thường là kết quả tác động phối hợp giữa các tác nhân dị ứng và các tác nhân không dị ứng.

– Tác nhân dị ứng: Dị nguyên đường hô hấp (bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn, khói thuốc lá, bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, bọ chăn nệm,…); dị nguyên thực phẩm (các loại hải sản, thịt gà, trứng, lạc,…); thuốc (điển hình như Aspirin, Penicillin,…); tác nhân nhiễm khuẩn (các bệnh lý viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang,…);…

Hải sản có thể khởi phát một cơn hen phế quản cấp

Một cơn hen phế quản cấp có thể khởi phát do hải sản

– Tác nhân không dị ứng: Di truyền; yếu tố tâm lý (lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…);…

3. Dấu hiệu nhận biết

Các cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào đêm, theo mùa, sau khi bệnh nhân tiếp xúc với một hoặc nhiều tác nhân phát sinh đã được liệt kê phía trên. Trước khi cơn hen phế quản xuất hiện, một số bệnh nhân có triệu chứng: Ho khan, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ,…. Khi cơn hen phế quản xuất hiện, ban đầu bệnh nhân thở chậm, khò khè người xung quanh cũng có thể nghe; sau đó bệnh nhân khó thở tăng dần, vã mồ hôi, nói ngắt quãng, tình trạng này kéo dài 5 – 15 phút hoặc hàng giờ, hàng ngày; cuối cùng khó thở giảm dần và kết thúc với ho và khạc đờm trong, quánh, dính.

4. Biến chứng

May mắn không nằm trong 250.000 tử vong, bệnh nhân hen phế quản vẫn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể, một số biến chứng như thế của hen phế quản, chúng ta có thể kể đến là: Nhiễm khuẩn hô hấp, suy hô hấp, biến dạng lồng ngực, tràn khí màng phổi, khí phế thũng, xẹp phổi, tâm phế mạn,…

5. Chẩn đoán và điều trị

5.1. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng hen phế quản ở trẻ em

Để chẩn đoán hen phế quản, bệnh nhân phải thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng tại cơ sở y tế uy tín gần nhất. Theo đó:

– Thăm khám lâm sàng: Giúp chuyên gia loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như bệnh lý: Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm đường hô hấp trên – dưới,… và chẩn đoán lâm sàng hen phế quản.

– Thăm khám cận lâm sàng, bao gồm: Đo chức năng hô hấp (bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện hô hấp ký, đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản,..); chẩn đoán hình ảnh (X-quang ngực thẳng, CT Scan,…); và một số xét nghiệm cần thiết khác (xét nghiệm Methacholine, xét nghiệm NO, xét nghiệm bạch cầu ưa Acid trong đờm,…).

X-quang ngực thẳng để chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em

X-quang ngực thẳng để chẩn đoán hen phế quản

5.2. Điều trị hen phế quản ở trẻ em

5.2.1. Phương pháp điều trị hen phế quản dùng thuốc

Hen phế quản là bệnh lý hô hấp khó có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân thủ chỉ định điều trị của chuyên gia, hen phế quản có thể được kiểm soát dễ dàng. Mục tiêu dài hạn của điều trị hen phế quản là kiểm soát các cơn hen phế quản cấp tính, ngăn chặn nguy cơ biến chứng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị. Và điều trị hen phế quản là chu trình liên tục bao gồm: Đánh giá tình trạng hen phế quản ở bệnh nhân, điều chỉnh thuốc điều trị, đánh giá đáp ứng thuốc điều trị.

Về thuốc điều trị hen phế quản, chúng ta có thể phân loại chúng thành 3 nhóm như sau:

– Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn (các thuốc duy trì được chuyên gia chỉ định nhằm giảm nguy cơ cơn cấp, giảm nguy cơ thoái hóa chức năng hô hấp): Các thuốc corticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Symbicort, Seretide,…

– Thuốc cắt cơn cấp tác dụng nhanh (giảm hoặc không dùng thuốc cắt cơn cấp là mục tiêu quan trọng trong điều trị hen phế quản): Ventolin, Berodual, Salbutamol,…

– Thuốc điều trị phối hợp đối với bệnh nhân hen phế quản nặng: Các thuốc được chuyên gia chỉ định cho những trường hợp hen phế quản dai dẳng và/hoặc vẫn còn cơn cấp dù đã tối ưu hóa điều trị bằng liều cao ICS/LABA cũng như đã dự phòng các yếu tố nguy cơ.

5.2.2. Phương pháp điều trị hen phế quản không dùng thuốc

Dự phòng các yếu tố nguy cơ chính là phương pháp điều trị hen phế quản không dùng thuốc. Bằng cách này, bệnh nhân có thể giảm tối đa nguy cơ chạm trán các cơn hen phế quản cấp tính. Để dự phòng các yếu tố nguy cơ hen phế quản, bệnh nhân phải:

– Hạn chế tối đa tiếp xúc với các dị nguyên đường hô hấp: Đeo khẩu trang, vệ sinh không gian sống sạch sẽ, không nuôi chó, mèo và động vật khác,…

Không nuôi chó mèo để dự phòng các cơn hen phế quản cấp

Để dự phòng các cơn hen phế quản cấp không nuôi chó mèo

– Loại bỏ hoàn toàn dị nguyên thực phẩm khởi thực đơn hàng ngày

– Thận trọng khi sử dụng các thuốc: Aspirin, thuốc chống viêm Non Steroid,…

– Dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp: Hạn chế tiếp xúc bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp, vệ sinh thân thể hàng ngày, tiêm phòng cúm, phế cầu, Sars-covid,… đầy đủ,…

– Xây dựng và thực hiện các phương pháp giải tỏa căng thẳng, lo âu,…

Phía trên là toàn bộ thông tin cơ bản hữu ích về hen phế quản ở trẻ em. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital