Bệnh lão thị là loại bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 40 và gây nên nhiều những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày cho người bệnh. Cụ thể bệnh cản trở các hoạt động như đọc sách, xem TV, hoạt động cần quan sát nhiều đồng thời bệnh cũng làm người mắc hay bị nhức đầu, mỏi mắt
Menu xem nhanh:
1.Những thông tin cơ bản về lão thị
1.1. Bệnh lão thị là gì?
Sự suy giảm thị lực, biểu hiện là việc khi nhìn gần ở khoảng cách trên 30 cm sẽ cảm thấy khá khó khăn chính là đặc trưng của bệnh lão thị. Nguyên nhân bệnh thường do tuổi tác.
1.2. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh lão thị?
Với một đôi mắt hoạt động khỏe mạnh bình thường, có một cơ vòng bao xung quanh thủy tinh thể có tác dụng điều chỉnh độ cong của thủy tinh thể để mắt có thể nhìn xa hoặc gần. Đối với những người lão thị thì thủy tinh thể bị xơ cứng nên cơ vòng khó khăn để thay đổi hình dạng, dẫn đến hình ảnh không rơi vào đúng điểm trên võng mạc, khiến cho hình ảnh khi nhìn gần bị mờ.
Nói cách khác, lão thị là tình trạng suy giảm chức năng của việc điều tiết nhìn gần, gây ra bởi quá trình lão hóa của cơ thể. Khi con người bước qua tuổi 40, quá trình lão hóa bắt đầu xảy ra và thủy tinh thể cũng không ngoại lệ. Khả năng đàn hồi và co giãn giảm đi đáng kể, khiến cho cơ vòng không thể điều chỉnh thủy tinh thể đúng như lúc đầu, khiến cho khả năng điều tiết giảm đi, mắt nhìn gần rất khó khăn.
Dấu hiệu của bệnh mắt bị lão thị đó là: Người mắc thường trên 40 tuổi, hầu hết không nhìn được ở khoảng cách gần mà phải đưa vật ra xa mới có thể nhìn được. Không đọc được sách báo, điện thoại, không thể xỏ kim khâu…
Đối với những người làm những công việc đặc biệt như thợ sửa đồng hồ, thợ chế tác những chi tiết nhỏ,…thường có khả năng mắc lão thị sớm hơn.
1.3. Đối tượng và nguy cơ làm tăng khả năng mắc
Bệnh lão thị xảy ra với tất cả mọi người, khi cơ thể bắt đầu bị lão hóa thì mắt cũng sẽ bị lão thị. Tuy nhiên, đây là quá trình âm thầm chứ không có một biểu hiện rõ nét. Đa số sau 40 tuổi có thể cảm nhận sự lão thị một cách rõ ràng nhất.
Bệnh này không phân biệt giới tính hay điều kiện sống và không thể tránh khỏi được như các tật khúc xạ khác. Vẫn có khả năng để kéo dài thời gian lão hóa nếu có một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh.
Có một số nguy cơ có thể khiến cho bệnh lão thị diễn ra nhanh hơn đó là:
– Yếu tố về tuổi tác: Đây là nguy cơ chính và cao nhất đối với căn bệnh này.
– Những bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, đau mắt, tim mạch đều có thể làm cho bệnh lão thị diễn ra sớm hơn thông thường, đó là ở những người dưới 40 tuổi.
– Thuốc cũng là một yếu tố khiến cho bệnh lão thị đến sớm hơn. Đó là các loại thuốc liên quan đến chống trầm cảm, mãn kinh sớm, thuốc lợi tiểu, kháng histamin.
Những triệu chứng của lão thị thường thấy đó là:
– Khó khăn khi đọc những loại chữ kích thước nhỏ
– Không nhìn rõ được khi đặt trong khoảng cách gần
– Nhức mỏi mắt mỗi khi đọc xong sách báo
– Cần phải nhìn trong điều kiện ánh sáng tốt hơn
– Phải nheo mắt khá nhiều.
2. Phương án điều trị lão thị và cách dự phòng bệnh
2.1. Sử dụng kính
– Sử dụng kính gọng kiểu truyền thống cho người bị lão thị
Dùng kính có gọng là phương pháp khá phổ biến để đối phó với lão thị. Nếu bệnh nhân bị lão thị không kèm các bệnh lý khác thì chỉ cần kính thông thường. Nhưng nếu bệnh nhân bị lão thị kèm các tật khúc xạ khác thì có thể phải dùng đến kính hai, ba hoặc đa tròng.
Kính hai tròng giúp cho mắt có thể nhìn tốt ở khoảng cách gần và xa. Vùng phía trên kính có thể nhìn rõ ở khoảng cách xa và vùng ở dưới kính có thể nhìn ở cự li gần. Nếu đeo kính hai tròng, người bệnh có thể cảm tháy khó khăn khi nhìn ở khoảng cách trung gian giữa gần và xa.
Kính ba tròng có thể hỗ trợ bệnh nhân nhìn được gần, xa và khoảng trung gian vì mắt kính sẽ phân chia thành những vùng tầm nhìn khác nhau để người đeo có thể nhìn rõ mọi khoảng cách chỉ với 1 chiếc kính. Tuy nhiên ở những phần giao thoa, bệnh nhân có thể vẫn cảm thấy bị mờ.
Kính đa trong có cơ chế hoạt động tương tự như hai loại trên nhưng các dải thị lực là liên tục nên hình ảnh sẽ không có điểm bị mờ mà rõ nét hơn hẳn.
– Dùng kính áp tròng cho người lão thị
Thay vì dùng kính có gọng, nhiều người lựa chọn sử dụng kính áp tròng để cải thiện khả năng nhìn của mình. Có hai loại kính áp tròng có thể sử dụng đó là:
+ Kính áp tròng đơn tròng. Bệnh nhân sẽ đeo 1 bên mắt nhìn được xa và bên còn lại nhìn được gần. Sau đó hai mắt sẽ tự thích nghi với nhau để cho ra hình ảnh bình thường. Tuy nhiên có một số người không thích nghi được nên hình ảnh cho ra không sắc nét, một số người nhìn thấy hình ảnh không có chiều sâu không gian.
+ Kính áp tròng đa tròng có sự phân chia các vùng nhìn với dải thị lực liên tục nên bệnh nhân có thể nhìn xa và gần đều rõ nét. Tuy nhiên, não bộ vẫn cần thời gian để thích nghi và không phải ai cũng đáp ứng được điều đó. Có một số người dúng kính áp tròng đa tròng cảm thấy kém nét hơn so với kính đơn tròng.
2.2. Phẫu thuật
Các loại phẫu thuật để điều trị lão thị đó là:
– Phẫu thuật phaco để đặt kính nội nhãn đa tiêu
– Phẫu thuật Near Vision CK để tạo hình lại giác mạc, tạo ra mắt đơn thị. Tuy nhiên, loại phẫu thuật này chỉ hiểu quả trong ngắn hạn và giảm đi theo thời gian.
– Phẫu thuật PresbyLASIK tạo ra các vòng đa tiêu trực tiếp ngay trên bề mặt của giác mạc để giúp mắt nhìn rõ ở mọi cự ly.
2.3. Dự phòng bệnh như thế nào?
Để tránh cho tình trạng lão thị đến sớm hơn, cần có những cách dự phòng như sau:
– Ăn uống hợp lý và lành mạnh nhất có thể. Nên ăn những thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe của đôi mắt
– Thường xuyên để ý bảo vệ đôi mắt khi đi ra ngoài ánh sáng mặt trời bằng kính mắt và mũ chống nắng
– Luôn để mắt hoạt động ở những nơi có ánh sáng lý tưởng
– Khi thấy mắt có bát kỳ vấn đề gì cần đi khám hoặc đi khám mắt định kỳ thường xuyên.
Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh lão thị, hi vọng sẽ giúp ích cho nhiều bạn đọc có thể bảo vệ đôi mắt của mình, tránh tình trạng lão thị đến sớm.