Tầm soát ung thư đã và đang được triển khai tại nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhờ tầm soát ung thư mà tỉ lệ tử vong do ung thư giảm đáng kể. Vậy tầm soát ung thư gồm những gì?
Menu xem nhanh:
Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm phát hiện sớm ung thư trước khi các triệu chứng bất thường xuất hiện hay còn gọi là tìm ra ung thư ở người khỏe mạnh.
Mục tiêu chính của tầm soát ung thư là phát hiện sớm ung thư nhằm:
- Tăng cơ hội điều trị ung thư và giảm số ca tử vong do ung thư
- Ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thư từ đó giảm số ca mắc mới ung thư
Tầm soát ung thư gồm những gì?
Tầm soát ung thư gồm những gì là thắc mắc của nhiều độc giả. Mỗi loại ung thư đều có xét nghiệm tầm soát ung thư riêng. Những bệnh ung thư ở bề mặt như ung thư da, vú, tuyến giáp, khoang miệng… dễ phát hiện ở giai đoạn sớm nhờ tầm soát ung thư, điều trị kịp thời, kết quả khả quan hơn. Những bệnh ung thư ở nội tạng như gan, phổi, dạ dày… thường khó nhận biết sớm. Một số bệnh ung thư như: não, tụy, thận hiện chưa có phương pháp sàng lọc hiệu quả.
Bước chung nhất của tầm soát các bệnh ung thư đó là khám lâm sàng. Đây là bước đầu tiên và cũng đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm kiếm hạch bất thường, khối u… trên cơ thể và đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư dựa trên cơ sở tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh gia đình, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp… Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh loại ung thư nên tầm soát và các xét nghiệm quan trọng nên thực hiện.
Các xét nghiệm đặc biệt trong tầm soát một số bệnh ung thư phổ biến là:
Ung thư vú
- Chụp nhũ ảnh vú hay còn gọi là chụp X quang là phương pháp có giá trị chẩn đoán ung thư vú cao. Chụp X-quang có thể giúp phát hiện sớm các khối u hoặc bất thường rất nhỏ ở vú.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI không thường xuyên được sử dụng để sàng lọc ung thư vú. Tuy nhiên, phương pháp này có thể hữu ích cho những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao, những người có vú dày đặc, hoặc khi một khối u được tìm thấy trong khi khám vú.
- Định lượng CA 15- 3: chất chỉ điểm ung thư vú
Ung thư cổ tử cung
- Xét nghiệm papillomavirus ở người (HPV): một số chủng HPV có liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này có thể được thực hiện một mình hoặc kết hợp với xét nghiệm Pap (dưới đây).
- Xét nghiệm Pap: xét nghiệm nhanh, đơn giản, không đau để tìm tế bào bất thường ở bề mặt cổ tử cung. Có thể phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh để can thiệp kịp thời.
Ung thư đại trực tràng
- Nội soi đại tràng: người bệnh cần phải được xổ ruột, nhịn ăn. Qua nội soi đại tràng nếu phát hiện polyp, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết và cắt bỏ các khối polyp nếu cần thiết.
- Xét nghiệm tìm máu trong phân (FOBT): đây là phương pháp đơn giản, có độ nhạy phát hiện các khối ung thư 70-80%. Phương pháp này được khuyến cáo thực hiện hàng năm nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh. Đây là xét nghiệm đơn giản để tìm máu ẩn trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được.
- Nội soi đại tràng ảo: người bệnh được xổ ruột và chụp CT đa lát cắt, sau đó máy điện toán dựng hình lại lòng đại tràng. Nội soi đại tràng ảo có thể phát hiện phần lớn các khối polyp trong lòng đại tràng. Sau khi nội soi đại tràng ảo phát hiện ra polyp thì phải nội soi đại tràng (thật) để cắt polyp.
- Định lượng CEA: tầm soát ung thư đại trực tràng
Ung thư phổi
- Chụp X-quang phổi: giúp phát hiện các bất thường, khối u tại phổi
- Chụp CT ngực liều thấp là chụp cắt lớp ngực, với việc chụp nhanh, trong một lần hít vào tối đa, kéo dài không quá 25 giây. Lượng phóng xạ bệnh nhân phải chịu thấp hơn lượng phóng xạ một người trung bình nhận mỗi năm từ các hoạt chất phóng xạ tự nhiên và bức xạ vũ trụ từ ngoài không gian. Chụp CT ngực liều thấp giúp phát hiện được những khối bướu nhỏ dưới một cm mà X-quang phổi thường không thể thấy được.
Ung thư dạ dày
- Nội soi dạ dày: để tiến hành các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong. Điều này giúp quan sát và đánh giá trực tiếp các tổn thương như: xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương dạ dày, đồng thời lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết và đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày nếu có phát hiện các dấu hiệu bất thường như khối u ở bên trong dạ dày thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm khác.
- Định lượng CA 72-4: tầm soát ung thư dạ dày
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): dựa vào các hình ảnh được chụp để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Hơn nữa qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc,…
Trong trường hợp nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác như sinh thiết, chụp CT, chụp MRI, X-quang, xét nghiệm máu, PET…
Ai nên tầm soát ung thư?
Tất cả người trưởng thành trên 40 tuổi đều có thể tầm soát ung thư, đặc biệt những người có nguy cơ mắc bệnh cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, nghiện thuốc lá, nghiện rượu bia, nữ giới sinh con đầu lòng muộn, nhiễm vi rút HPV…).
Nếu còn thắc mắc tầm soát ung thư gồm những gì hoặc đăng ký khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92.