So với ung thư phổi, ung thư gan cũng là một dạng ung thư phổ biến ở nước ta. Nam giới là đối tượng hay mắc phải nhất. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều phát hiện khi đã quá muộn nên tỷ lệ tử vong rất cao. Hiện nay, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư gan đó là sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt. Vậy làm thế nào để hiểu được tầm soát ung thư gan là gì? Và những đối tượng nào nên thực hiện tầm soát ung thư gan?
Menu xem nhanh:
1. Thông tin chung về căn bệnh ung thư gan
Ung thư gan là căn bệnh diễn biến âm thầm, cho đến khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã tiến triển nặng. Ung thư gan xảy ra khi các tế bào ung thư tại gan tăng trưởng và phát triển không kiểm soát. Dần dần các tế bào ung thư lấn át các tế bào bình thường dẫn tới hoạt động bất thường của gan và cơ thể.
Ung thư gan tiến triển từ chính những tổn thương tại gan ban đầu: viêm gan, xơ gan. Một số yếu tố sau khiến gan bị tổn thương đó là:
– Lạm dụng rượu, bia. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ gây xơ gan – cơ hội để hình thành nên ung thư gan.
– Do nhiễm virus viêm gan B/C.
– Do xơ gan hoặc mắc các bệnh gan mạn tính.
Vì triệu chứng ban đầu của ung thư gan không rõ ràng, mơ hồ khiến người bệnh nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường khác. Do đó, tâm lý xem nhẹ, chủ quan là không tránh khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu tâm ngay từ các biểu hiện từ sớm:
– Đau ở vùng thượng vị (bụng trên bên phải)
– Liên tục mệt mỏi, có biểu hiện chán ăn, buồn nôn và nôn mửa
– Nếu ăn thì thấy nhanh no, cảm thấy đầy bụng sau ăn
– Sốt cao không rõ nguyên nhân
– Có dấu hiệu sạm đen da mặt
2. Tầm soát ung thư gan là gì?
2.1. Ý nghĩa của tầm soát ung thư gan là gì
Hiện nay, phần lớn các trường hợp phát hiện ung thư gan đều ở giai đoạn quá muộn. Do đó, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn, không mang tính hiệu quả khỏi bệnh cao và tỷ lệ kéo dài tuổi thọ là rất thấp.
Vậy tầm soát ung thư gan là gì và có ý nghĩa như thế nào? Tầm soát ung thư gan là việc làm giúp phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm, thậm chí khi cơ thể chưa có triệu chứng. Ở giai đoạn sớm khối u sẽ dễ dàng được loại bỏ, qua đó người bệnh có thể hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Hơn nữa, phẫu thuật ở giai đoạn này còn giúp ngăn chặn khối u di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể.
Bên cạnh đó, tầm soát ung thư gan còn giúp người bệnh không phải chịu những thương tổn về thể chất hay tâm lý. Phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian của người bệnh.
Có thể thấy, chủ động tầm soát ung thư gan sớm là một việc làm vô cùng ý nghĩa đối với người bệnh. Việc làm này nên được xây dựng thành thói quen hàng năm. Đặc biệt đối với những đối tượng thuộc nguy cơ cao mắc ung thư gan thì càng không thể bỏ qua.
2.2. Các danh mục tầm soát ung thư gan là gì?
Gói tầm soát ung thư gan cơ bản hiện nay gồm:
– Khám nội
– Xét nghiệm
– Chụp CT và siêu âm ổ bụng
Đối với danh mục xét nghiệm, có một vài chỉ số chỉ điểm ung thư gan mà bác sĩ sẽ dựa vào để nghi ngờ nếu kết quả bất thường:
– AFP ( Alpha Fetoproteine) là một loại protein trong cơ thể, xuất hiện ở gan của thai nhi và các bộ phận phôi thai khác. Do vậy, nồng độ AFP cao dễ được tìm thấy trong huyết thanh của người mẹ hay trong những người mắc các bệnh lý liên quan đến gan. Dựa vào kết quả nồng độ AFP trong máu đóng sẽ giúp bác sĩ nhận biết chỉ số, phân loại mức độ nguy cơ mắc bệnh của cơ thể.
+ Chỉ số nồng độ của người trưởng thành khỏe mạnh khi AFP < 10ng/mL
+ Chỉ số nồng độ cho thấy nguy cơ cao mắc ung thư gan khi AFP > 20ng/mL:
Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm như AFP-L3, DCP cũng là những chỉ số chỉ điểm có hay không nguy cơ mắc ung thư gan. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào mỗi kết quả xét nghiệm thôi là chưa đủ, bác sĩ sẽ cần kết hợp với kết quả của chẩn đoán hình ảnh để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
3. Đối tượng nào nên tầm soát ung thư gan sớm?
Bên cạnh nắm rõ được “tầm soát ung thư gan là gì?” thì người bệnh cần nhận biết đâu là đối tượng nên sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt. Dưới đây là 2 nhóm đối tượng có khả năng mắc ung thư gan cao lần lượt như sau:
Đối tượng đang gặp phải bệnh liên quan đến gan hoặc nhiễm virus:
– Trong gia đình từng có người thân mắc ung thư gan
– Cơ thể nhiễm phải virus viêm gan B hoặc C
– Gan nhiễm mỡ không do rượu
Đối tượng đang mắc các bệnh khác nhưng có nguy cơ cao bị ung thư gan:
– Mắc các bệnh tiểu đường, béo phì,…
– Lạm dụng rượu bia, các chất kích thích khiến xơ gan
– Có biểu hiện thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm, đau âm ỉ vùng gan, xuất huyết dưới da.
Trên đây là những thông tin làm sáng tỏ cho người bệnh hiểu rõ “tầm soát ung thư gan là gì?”. Đây là thói quen cần được duy trì hàng năm, người bệnh sẽ được bảo vệ khỏi những tác nhân gây ung thư. Với mong muốn đồng hành sức khỏe của mọi khách hàng, Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI triển khai đa dạng các gói tầm soát ung thư để khách hàng lựa chọn. Gói khám được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bao gồm đầy đủ các danh mục thiết yếu nhằm sàng lọc ung thư một cách chính xác nhất. Nếu như bạn có nhu cầu tầm soát ung thư nhưng chưa chọn được một địa chỉ uy tín thì đừng bỏ qua Thu Cúc – TCI nhé.