Tầm quan trọng của việc ghi nhớ lịch khám thai 3 tháng cuối

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Lịch khám thai 3 tháng cuối cần được thực hiện đầy đủ, thường xuyên để đảm bảo bé yêu phát triển mạnh khỏe, bảo vệ mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Tuân thủ các mốc khám thai trong tam cá nguyệt cuối cũng giúp giảm khả năng sinh non và thai lưu.

1. Tại sao cần lưu ý về lịch khám thai những tháng cuối?

Đối với tất cả thai phụ, việc khám thai định kỳ vô cùng quan trong. Mỗi tam cá nguyệt sẽ có sự khác nhau về cách siêu âm, khám thai và các xét nghiệm cần thiết. Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), thai nhi sẽ phát triển nhanh về mặt thể chất, cân nặng. Việc khám thai những tháng cuối kỳ sẽ giúp bố mẹ cập nhật sức khỏe của con, cũng như kịp thời can thiệp nếu thai nhi có vấn đề.

lịch khám thai 3 tháng cuối

Ghi nhớ lịch khám thai những tháng cuối thai kỳ giúp thai phụ không bỏ lỡ các mốc phát triển quan trong của con

– Mẹ bầu có thể cập nhật tình hình phát triển của em bé về: cân nặng, chiều dài, nhịp tim, đo mức độ canxi và sự phát triển của nhau thai.

– Kết quả xét nghiệm máu cũng giúp các thai phụ biết mình đang thừa hay thiếu chất gì, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ và bé.

– Mỗi mốc phát triển của thai kỳ sẽ cần có những loại xét nghiệm tương ứng. Thời điểm 3 tháng cuối, các mẹ bầu sẽ cần quan tâm đến các chỉ số về đường huyết, các loại nấm phụ khoa (được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu). Những chỉ số này sẽ thay đổi sau một khoảng thời gian, vì vậy thai phụ cần được đi thăm khám đúng lịch.

– Việc tuân thủ khám thai ở tam cá nguyệt cuối giúp làm giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi gâp 5 lần. Một số nghiên cứu y khoa về trẻ sơ sinh cũng chỉ ra rằng, những em bé được khám thai đúng lịch sẽ có cân nặng gần sát với cân nặng tiêu chuẩn.

2. Lịch khám thai ba tháng cuối cần ghi nhớ

2.1. Khám thai tuần thứ 28 đến tuần 32 – Mốc đầu trong lịch khám thai 3 tháng cuối

Ở tuần thai thứ 28, thai nhi đã xoay đầu xuống dưới và bắt đầu có những hoạt động như nhắm mở mắt, thè lưỡi… Đồng thời mẹ bầu sẽ bắt đầu có những vấn đề về sức khỏe như đau lưng, mệt mỏi hoặc sưng bàn chân.

lịch khám thai 3 tháng cuối

Việc khám thai những tháng cuối giúp mẹ bầu xua tan nỗi lo khi gặp các vấn đề sức khỏe không tốt

Lúc này khi thực hiện lịch khám thai, thai phụ sẽ được:

– Kiểm tra số cân nặng và chỉ số huyết áp.

– Siêu âm thai nhi để xác định: Ngôi thai (nếu ngôi nghịch các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách để xoay ngôi thai), độ dài cổ tử cung, mức độ trưởng thành của nhau thai, số lượng và chất lượng nước ối, tim thai, cân nặng thai nhi, chiều dài xương đùi, mức độ trường thành của nhau thai để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi so với lần khám thai trước…
Siêu âm màu để đo động mạnh rốn, động mạch não giữa…

– Chỉ định các xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu cơ bản.

– Với những thai phụ gặp các vấn đề khác đã được chuẩn đoán như bất đồng nhóm máu sẽ được cân nhắc sử dụng Anti-D Immunoglobulin (thuốc ngăn chặn sản xuất kháng thể chống thai nhi có nhóm máu RH+).

– Đánh giá nguy cơ sinh non.

– Hướng dẫn chế độ ăn, vận động dành cho mẹ bầu.

– Được bác sĩ kê một số loại thuốc cần thiết như vitamin, sắt, canxi…nếu mẹ bị thiếu chất.

– Tham gia lớp học tiền sản để có đầy đủ thông tin về quá trình sinh nở và chăm sóc bé sau sinh.

2.2 Khám thai tuần thứ 32 đến 36

Tại tuần thai này, mẹ bầu sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn như: táo bón, đầy hơi, đau lưng năng hơn, khó thở, mất ngủ, chuột rút thường xuyên, tăng tiết dịch âm đạo và sưng phù bàn chân. Chính vì thế việc khám thai định kỳ sẽ giúp các thai phụ bớt lo lắng hơn khi được các bác sĩ:

– Đo cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để đánh giá tình hình sức khỏe và các vấn đề mắc phải khi mang thai liệu có đang lo ngại hay không.

Siêu âm thai nhi để đánh giá mức độ phát triển của bé tương tự như các mốc khám thai trước đây.

– Thời điểm khám thai tuần thứ 34 trở đi, các thai phụ bắt đầu được hướng dẫn các thông tin về quá trình chuyển dạ, nguy cơ vỡ ối, sinh non, khả năng chuyển sinh thường sang sinh mổ, v…v…

2.3 Khám thai tuần thứ 36 đến tuần thứ 40 – Mốc cuối trong lịch khám thai 3 tháng cuối

Từ tuần thai thứ 36 trở đi, việc sinh nở sẽ không bị tính là sinh non nữa do em bé đã phát triển hầu như toàn bộ các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh, sinh sản và các giác quan như một em bé khỏe mạnh bình thường. Thai phụ trong giai đoạn này có thể cảm thấy mệt mỏi nặng nề, đau lưng, một số mẹ bắt đầu thấy bụng có dấu hiệu tụt thấp.
Khi khám thai ở thời điểm này, thai phụ sẽ được:

– Đo chiều dài cổ tử cung, đo tim thai, vòng bụng.

– Khám trong để kiểm tra độ mở tử cung.

– Xét nghiệm nước tiểu, máu.

Khám phụ khoa nếu thai phụ có những vấn đề phụ khoa như ngứa rát, dịch âm đạo có mùi…

– Siêu âm thai để ước tính cân nặng, ngôi thai, nhau thai.

– Kiểm tra kỹ lượng nước ối và khả năng em bé ị phân su.

– Đo nhịp tim của bé và cơn co tử cung bằng máy monitor.

– Khám với bác sĩ gây mê/gây tê để trao đổi tiền sử bệnh và được cung cấp các kiến thức y khoa liên quan đến gây tê/mê.

– Theo dõi điện tâm đồ.

lịch khám thai 3 tháng cuối

Khám thai định kỳ 3 tháng cuối giúp kiểm tra mức độ tăng tưởng chính xác của thai nhi

Ngoài ra, các bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ cung cấp các thông tin về dấu hiệu chuyển dạ, vỡ ối, các cơn co và các lưu ý quan trọng khác.
Nếu sau tuần thai thứ 40 mà chưa có dấu hiệu sinh, cần đi khám 2-3 ngày/lần để đánh giá mức độ mức độ sức khỏe của thai nhi nhằm có các biện pháp can thiệp kịp thời như thúc sinh hoặc mổ cấp cứu.

3. Những lưu ý khi khám thai trong tam cá nguyệt cuối

Khi thực hiện khám thai các tháng cuối, thai phụ cần lưu ý:

– Thực hiện thăm khám đúng thời điểm để việc đánh giá sức khỏe thai kỳ được chính xác.

– Tuân thủ các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi vận động và điều trị của bác sĩ.

– Thường xuyên đếm nhịp cử động của thai nhi, nếu bỗng nhiên thai nhi giảm cử động hoặc hoàn toàn không cử động, cần nhanh chóng đến thăm khám.

– Để ý các dấu hiệu của chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện.

Việc khám thai trong thời gian cuối thai kỳ đặc biệt quan trọng. Tại khoa sản của Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc TCI, các thai phụ sẽ được: xét nghiệm tầm soát tai biến thai kỳ ( phát hiện tiểu đường và tiền sản giật), được thăm khám bởi các bác sĩ đầu ngành và siêu âm công nghệ 5D tiên tiến hiện nay. Đặc biệt, khách hàng sẽ nhận được các tin nhắn tự động và các cuộc gọi để nhắc nhở lịch khám, đảm bảo mẹ bầu không bỏ sót bất kỳ mốc khám nào trong suốt thai kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital