Tắc ruột gây hoại tử

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Đức Sơn

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Tắc ruột gây hoại tử ruột là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu người bị tắc ruột không được điều trị kịp thời hoặc không được điều trị đúng cách. Vì vậy khi có các triệu chứng nghi bị tắc ruột: đau bụng, chướng bụng đầy hơi, bí trung đại tiện, sốt cao, … người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.

Tắc ruột do nguyên nhân gì?

Tắc ruột là tình trạng thức ăn và các chất trong long ruột bị ứ đọng lại ở ruột, không thể di chuyển xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Tắc ruột là tình trạng thức ăn và các chất trong long ruột bị ứ đọng lại ở ruột, không thể di chuyển xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Tắc ruột là tình trạng thức ăn và các chất trong long ruột bị ứ đọng lại ở ruột, không thể di chuyển xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa

Tắc ruột có 2 loại là tắc ruột cơ năng và tắc ruột cơ học. Trong đó trên 95% trường hợp tắc ruột được xác định là tắc ruột cơ học. Nguyên nhân gây tắc ruột gồm có:

  • Dính ruột hoặc hình thành các mô sẹo do cuộc phẫu thuật ổ bụng trước đó
  • Do bị lồng ruột…
  • Sỏi mật
  • Do các khối gây tắc ruột như ung thư đại tràng
  • Xoắn ruột
  • Thoát bị nghẹn
  • Bệnh viêm nhiễm như bệnh Crohn
  • Do sự tắc nghẽn cơ học hoặc liệt ruột
  • Nuốt phải dị vật hoặc ăn nhiều thực phẩm có nhiều tannin và chất xơ khi đói

Vì sao tắc ruột gây hoại tử ?

Tắc ruột là trường hợp ngoại khoa cấp cứu, là bệnh lý nguy hiểm trong số các bệnh lý về tiêu hóa.  Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tắc ruột sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng gây hoại tử ruột.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tắc ruột sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng gây hoại tử ruột

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tắc ruột sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng gây hoại tử ruột

Nguyên nhân tắc ruột gây hoại tử là do khi bị tắc ruột, thức ăn và các chất có trong ruột bị ứ đọng lại, đồng nghĩa với việc mạch máu nuôi thành ruột cũng bị bế tắc, khiến đoạn ruột này bị thiếu máu và lâu dần đoạn ruột đó sẽ bị hoại tử.

Trường hợp bị hoạt tử ruột, bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột đó, tránh trường hợp tiểu tĩnh mạch và mao mạch thành ruột bị vỡ ra, gây nhồi máu thành ruột và xuất huyết vào trong lòng ruột, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Những biến chứng khác có thể xảy ra khi bị tắc ruột là: thủng ruột và viêm phúc mạc.

Làm gì để tránh tắc ruột gây hoại tử?

Vì hội chứng tắc ruột nguy hiểm cần cấp cứu ngoại khoa nên khi có dấu hiệu nghi ngờ bị tắc ruột, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời

Để quản lý tốt tình trạng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tắc ruột, nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần

Để quản lý tốt tình trạng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tắc ruột, nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần

Không tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc giảm đau khi có các triệu chứng giống với tắc ruột vì chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và thậm chí còn khiến người bệnh tử vong

Để quản lý tốt tình trạng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tắc ruột, nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng điều độ.

Trên đây là những thông tin tham khảo về nguyên nhân tắc ruột gây hoại tử. Để biết thêm thông tin về bệnh tắc ruột hoặc cần thăm khám, điều trị bệnh tiêu hóa, độc giả có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tại địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được tư vấn chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital