Sỏi túi mật có nên mổ không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Tuy nhiên để biết chính xác câu trả lời, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và chỉ định.
Menu xem nhanh:
1. Sỏi mật có nên mổ không?
Tùy từng vị trí, tính chất của sỏi, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Không phải trường hợp sỏi mật nào cũng cần phải mổ ngay, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa
Sỏi bùn ở túi mật khó có thể điều trị triệt để, nếu tồn tại kéo dài sẽ phát triển thành sỏi viên. Hơn nữa, nếu sỏi bùn mà xuất hiện biến chứng hoặc viêm tái phát nhiều lần có thể cần thiết phải mổ cắt túi mật. Tuy nhiên, theo tôi, trường hợp của mẹ bạn có thể chưa cần thiết phải mổ ngay, do sỏi chưa làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nếu sỏi nằm trong túi mật thì cần phải xác định túi mật đã bị viêm hoặc bị vôi hóa hay chưa? Nếu chưa có thể không cần thiết phải cắt bỏ mà vẫn có các biện pháp chung sống hòa bình với sỏi. Còn nếu sỏi đã gây viêm hoặc vôi hóa thì cách tốt nhất là phải cắt túi mật càng sớm càng tốt.
Trường hợp người bệnh có sỏi túi mật không triệu chứng: không bị đau bụng trên bên phải thì vẫn sinh hoạt làm việc bình thường, chỉ cần ăn giảm dầu mỡ. Khi sỏi túi mật không đau không cần phẫu thuật.
Các trường hợp sỏi túi mật cần mổ là khi sỏi túi mật gây triệu chứng đau quặn mật, viêm túi mật (đau bụng trên phải, sốt)… Việc mổ cắt túi mật sẽ được thực hiện bằng phương pháp nội soi ổ bụng, hiếm khi cắt túi mật bằng phương pháp mổ mở bụng.
Trung bình một năm chỉ khoảng 2% người bệnh có sỏi túi mật bị đau do sỏi gây bít ống túi mật. Khi bị đau bụng trên bên phải bệnh nhân cần đến bệnh viện khám.
2. Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh sỏi mật, vấn đề chủ yếu là xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể và trên hết là thực hiện chế độ ăn khoa học như:
Giảm mỡ: nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày vì khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi. Nếu cholesterol quá nhiều, các acid mật không đủ sức hòa tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật. Hầu như các sỏi đều được hình thành từ các cặn sỏi là cholesterol này.
Tăng đạm: để gia tăng sự tái tạo của các tế bào gan đã bị tổn thương nhằm chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
Giàu đường bột và chất xơ: đường bột là loại thức ăn rất dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến sự bài tiết mật còn chất xơ có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tránh táo bón.
Dùng thực phẩm giàu vitamin C và nhóm B bằng việc đưa vào khẩu phần ăn các loại rau và hoa quả tươi, đây là những thực phẩm rất tốt cho cơ thể.
Thức ăn không nên dùng: trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
Ngoài ra, bạn nên tăng cường vận động thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể ngừa sỏi mật hiệu quả.