Sỏi thận (sạn thận, sỏi đường tiết niệu) là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó có cảm giác đau. Vậy bệnh nhân sỏi thận đau ở đâu?
Menu xem nhanh:
Sỏi thận đau ở đâu?
Thận có nhiều chức năng, là bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu, thực hiện chức năng điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit – bazơ và điều chỉnh huyết áp.
Để nhận biết sỏi thận đau ở đâu, chúng ta cần nhận biết được vị trí giải phẫu thận. Thận nằm sau phúc mạc trong góc xương sườn XI và cột sống thắt lưng ngay trước cơ thắt lưng.
Sỏi thận hình thành ở trong thận, di chuyển có thể gây đau đớn. Sỏi thận đau ở đâu? Những đau đớn của sỏi thận thường bắt đầu ở phía sau ngay dưới xương sườn (mạn sườn). Khi bệnh tiến triển, các cơn đau dễ di chuyển xuống vùng bụng dưới và háng. Mức độ đau phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh, kích thước sỏi. Có những người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ nhưng có những người cảm thấy đau nhói.
Ở những người có sỏi to, việc ngồi quá lâu cũng có thể gây đau đớn bởi sỏi dễ cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng. Lúc này, nằm hay đứng đều dễ gây đau đớn cho người bệnh.
Nam giới bị chẩn đoán sỏi thận có thể phải chịu những cơn đauy ở bìu, tinh hoàn.
Các triệu chứng khác của bệnh sỏi thận
Thông thường bệnh nhân sỏi thận thường không nghĩ mình bị sỏi cho đến khi đi khám do đau đớn hoặc đi tiểu ra sỏi.
Ngoài triệu chứng đau, bệnh nhân bị sỏi thận còn có nhiều biểu hiện khác như:
- Tiểu bất thường biểu hiện qua việc đau khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra sỏi và tiểu ra mủ tái phát nhiều lần. Đây là một trong những triệu chứng bệnh điển hình. Nguyên nhân đã đến triệu chứng này thường do sự di chuyển của sỏi từ bàng quang ra niệu đạo.
- Cảm giác mắc tiểu thường xuyên
- Nước tiểu có mùi hôi khó chịu
- Nước tiểu có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu nhạt. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân còn có biểu hiện tiểu ra máu.
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn do các chất độc trong cơ thể
- Sốt, nhiễm trùng tái phát thường xuyên
Những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận
Sỏi thận nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mạn tính, vỡ thận…
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X quang, CT…
Đa số việc điều trị sỏi thận không cần xâm lấn, chủ yếu điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt tích cực. Một điều cần lưu ý với bệnh nhân sỏi thận là nên uống đầy đủ nước, chọn chế độ ăn ít muối, protein động vật…
Tìm hiểu: https://ungbuouthucuc.vn/ung-thu-giai-doan-dau/