Sâu răng số 7 là tình trạng sâu khá phổ biến. Vậy đâu là lý do khiến cho răng số 7 bị sâu? Răng số 7 sâu có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu về tình trạng sâu tại răng số 7 rõ hơn.
Menu xem nhanh:
1. Vị trí và vai trò của răng số 7 trên hàm răng
1.1. Răng số 7 nằm ở đâu?
Răng số 7 nằm ở giữa răng khôn (Răng số 8) và răng số 6 trên khung hàm răng. Trong những trường hợp răng số 8 (Răng khôn) chưa mọc thì răng số 7 chính là răng cuối cùng ở trên hàm. Mỗi người trưởng thành thường sẽ có 4 chiếc răng số 7 chia đều 2 hàm trên và dưới.
Răng số 7 có cấu tạo nhiều chân, thường từ 2-3 chân răng ở mỗi răng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp răng số 7 có nhiều chân hơn bình thường. Do đó, để xác định chính xác số lượng chân răng của răng số 7, người bệnh có thể đến các nha khoa uy tín để tiến hành chụp X-quang.
1.2. Răng số 7 đóng vai trò gì trong hàm răng?
Vai trò chính của răng số 7 chính là nhau nghiền thức ăn với đặc điểm kích thước của răng lớn, độ cứng cao nên có thể chịu được lực nghiền tốt. Răng số 7 sẽ hỗ trợ nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi thức ăn di chuyển xuống hệ tiêu hóa, giúp dễ dàng hấp thụ hơn và giảm thiểu tình trạng dạ dày phải hoạt động quá mức.
Ngoài vai trò nhai nghiền thức ăn, răng số 7 còn có chức năng định hình cấu trúc khung xương hàm. Răng số 7 sẽ ngăn ngừa tình trạng má hóp, giúp khuôn mặt trở nên cân đối hơn.
Với những vai trò như trên, có thể thấy, răng số 7 đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Khi răng số 7 bị sâu, tất cả các công dụng của răng cũng vì đó mà bị ảnh hưởng, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
2. Nguyên nhân nào khiến răng số 7 bị sâu?
2.1. Sâu răng do răng mọc tại vị trí trong cùng trên cung hàm
Do răng số 7 mọc ở vị trí sâu trong cung hàm, do đó, việc vệ sinh sạch sẽ răng cũng khó khăn hơn. Việc chỉ sử dụng bàn chải đơn thuần không thể nào có thể loại bỏ được hết các mảng bám, vụn thức ăn mắc kẹt lại, khiến cho khu vực này trở thành vị trí thuận lợi để vi khuẩn sâu răng phát triển.
2.2. Nguyên nhân đến từ chức năng ăn nhai và nghiền thức ăn
Răng số 6 và 7 trên cung hàm đóng vai trò chủ chốt trong việc nhai nghiền thức ăn. Do đó, việc các mảng bám mắc lại ở răng số 7 là điều không thể tránh khỏi. Lâu ngày, các vụn thức ăn không được lấy ra sẽ tạo ra mảng bám. Khi mảng bám tích tụ dần, trở thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại phát triển, tấn công và khiến răng bị sâu. Việc răng số 6,7 là răng nhai nghiền trên cung hàm càng khiến cho tỉ lệ sâu răng ở 2 răng này cao hơn nhiều so với các răng còn lại.
2.3. Thói quen ăn uống của người bệnh thiếu sự khoa học
Với những thói quen gây hại cho răng như sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt, đường,… như bánh kẹo, nước có gas sẽ gia tăng khả năng khiến sâu răng số 7. Ngoài ra, việc ăn uống bị xáo trộn, giờ giấc không đảm bảo cũng khiến cho răng có khả năng sâu và viêm nhiễm.
Trên đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho răng số 7 bị sâu và tổn thương. Người bệnh cần có những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng tốt nhất.
3. Răng số 7 bị sâu sẽ gây ra những trở ngại nào cho người bệnh?
3.1. Sâu răng số 7 ảnh hưởng đến việc nghiền thức ăn
Việc nhai nghiền thức ăn sẽ bị ảnh hưởng khi sâu răng số 7 do lực tác động lên lỗ sâu sẽ khiến người bệnh bị khó chịu, đau nhức. Hơn nữa, nếu người bệnh không được điều trị sớm sẽ khiến cho răng số 7 bị lung lay và mất răng.
3.2. Suy nhược cơ thể do sâu răng số 7
Do những cơn đau buốt gây khó chịu cho người bệnh ngày càng thường xuyên hơn trong quá trình ăn nhai thức ăn khiến cho người bệnh chán ăn, tinh thần giảm sút. Răng sâu kéo dài khiến cho người bệnh có thể gặp các tình trạng như sụt cân, stress, biếng ăn,…
3.3. Cấu trúc xung quanh răng cũng bị ảnh hưởng nặng nề
Khi răng bị sâu mà không được điều trị sớm sẽ khiến cho vi khuẩn có khả năng lây lan sang các răng xung quanh và gây tổn hại đến chúng. Đây cũng chính là nguyên nhân cho các bệnh lý nguy hiểm khác có thể xảy ra như áp xe răng, viêm tủy, viêm nha chu,…
4. Điều trị sâu răng số 7 thế nào thì hiệu quả?
4.1. Trường hợp nhẹ
Trong trường hợp răng vẫn còn có khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ tư vấn các giải pháp như hàn, trám hay bọc răng sứ phục hồi để có thể cải thiện tình trạng sâu nhanh chóng, hiệu quả. Nếu người bệnh chưa thể đi đến gặp các bác sĩ Nha khoa ngay lập tức thì có thể sử dụng một số mẹo dân gian nhằm giảm đau buốt do sâu răng gây ra. Một số mẹo có thể kể đến như sử dụng chanh và muối để sát khuẩn vết thương, hay bài thuốc trị sâu răng bằng gừng, mật ong,…
4.2. Trường hợp sâu nặng
Đối với các trường hợp sâu răng số 7 nặng, người bệnh không thể tự chữa sâu tại nhà mà bắt buộc cần đến sự can thiệp của bác sĩ Nha khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ thường tư vấn các phương pháp như hàn răng hay bọc sứ cho răng sâu. Nếu răng đã bị sâu quá nặng, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng để có thể bảo vệ các răng xung quanh, tránh sự lây lan của sâu răng.
Việc điều trị răng sâu càng sớm sẽ càng tốt cho sức khỏe răng miệng của người bệnh. Đây là phương pháp không chỉ giúp người bệnh thoát khỏi sự đau tức khó chịu mà răng sâu đem lại mà còn giúp cho người bệnh có thể bảo vệ các răng xung quanh tốt hơn, đảm bảo sức khỏe của răng miệng tốt.
Thu Cúc TCI là đơn vị Nha khoa đã được hàng ngàn khách hàng tin tưởng lựa chọn để điều trị sâu răng. Đội ngũ bác sĩ Nha khoa đầu ngành, có trên 15 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám bằng hệ thống máy móc ưu việt, hiện đại. Nếu có thắc mắc, hãy để tổng đài của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất!