Sâu răng độ 3: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị dứt điểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Các chuyên gia phân chia sâu răng thành nhiều cấp độ với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Sâu răng độ 3 là tình trạng sâu răng nặng, ăn sâu vào tủy, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng và có thể dẫn tới mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về sâu ngà sâu và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổ chức răng bị tổn thương bởi vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Tình trạng này là kết quả của quá trình hủy khoáng do vi khuẩn gây ra, hình thành các chấm đen, lỗ sâu trên bề mặt răng.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị sâu răng do vệ sinh răng miệng kém khoa học, khiến các tác nhân có hại dễ dàng phát triển và tấn công tổ chức răng. Khi bị sâu răng, mọi người có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu như: chấm đen trên bề mặt răng, sưng nướu, chảy máu nướu, hơi thở có mùi, răng nhạy cảm…

Bên cạnh vệ sinh răng miệng không khoa học, sâu răng cũng có thể hình thành do chấn thương gây nứt vỡ răng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và phá hủy tổ chức men răng, ngà răng. Môi trường khoang miệng khô do thiếu nước khiến hệ vi sinh vật mất cân bằng, vi khuẩn có hại tấn công cũng có thể gây sâu răng. Đồng thời, ăn uống nhiều thực phẩm có đường, tính axit cao cũng là tác nhân khiến men răng dễ bị tổn thương. Những người mắc một số bệnh lý toàn thân như bệnh về dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh mạn tính… có nguy cơ mắc sâu răng cao hơn so với người khỏe mạnh.

Sâu răng là tình trạng tổ chức răng bị tổn thương bởi vi khuẩn, vi sinh vật có hại.

Sâu răng là tình trạng tổ chức răng bị tổn thương bởi vi khuẩn, vi sinh vật có hại

Sâu răng không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng mà còn gây tâm lý tự ti khi giao tiếp xã hội do tình trạng hôi miệng. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, nguy cơ mất răng do sâu răng là rất lớn.

2. Dấu hiệu sâu răng độ 3

Các chuyên gia nha khoa phân các mức độ sâu răng thành: sâu men răng, sâu ngà nông, sâu ngà sâu và viêm, chết tủy. Sâu răng độ 3 là tình trạng tổn thương sâu ở ngà răng. Đây được coi là mức độ sâu răng nguy hiểm, cảnh báo các biến chứng khôn lường.

Sâu răng độ 3 biểu hiện thành các triệu chứng dễ nhận biết như sau:

– Hố sâu rộng, lớn, đen kịt trên bề mặt răng, đặc biệt là mặt nhai của răng hàm.

– Đau nhức, ê buốt khi ăn nhai, đánh răng hằng ngày. Cơn đau răng có thể lan sang vùng má và thái dương.

– Men răng ngả màu vàng hoặc sậm màu gây mất thẩm mỹ hàm răng.

– Tụt lợi, sưng tấy và viêm lợi, viêm nướu răng quanh răng bị sâu.

– Miệng khô, có cảm giác đắng, chát, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

– Có thể sốt cao trong trường hợp sâu nặng kèm viêm lợi, viêm nha chu.

Khi sâu răng ăn sâu vào ngà luôn tiềm ẩn nguy cơ sâu lan vào tủy, gây viêm tủy, chết tủy răng. Nghiêm trọng hơn, răng thường suy yếu khi bị sâu nặng và có thể gãy, rụng bất kỳ lúc nào. Việc điều trị sâu răng mức độ 3 cũng vô cùng khó khăn, tốn kém nhiều về thời gian và chi phí.

Sâu răng độ 3 là mức độ nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ chết tuỷ và mất răng cao

Sâu răng độ 3 là mức độ nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ chết tuỷ và mất răng cao

3. Điều trị sâu ngà sâu

Sâu răng độ 3 là giai đoạn sâu răng nghiêm trọng nên việc tái khoáng gần như không mang lại hiệu quả phục hình. Do vậy, mọi người cần tới những phương pháp phù hợp hơn đó chính là hàn trám hoặc bọc răng sứ vĩnh viễn.

– Hàn trám: Đây là phương pháp khôi phục chức năng lẫn thẩm mỹ cho răng thông qua việc làm sạch mô răng bị tổn thương và trám bổ sung phần bị khuyết bằng các chất liệu đặc biệt. Hàn răng giúp ngăn ngừa tổn thương lan ra sâu hơn, bảo vệ các mô răng còn khỏe mạnh. Phương pháp này cũng giúp ngăn chặn sâu răng ăn vào tủy, gây viêm và chết tủy.

– Bọc răng sứ: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật, mài sạch cả phần răng bị tổn thương do sâu răng. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn mão sứ được chế tác từ các chất liệu đặc biệt lên trên để phục hình cho răng thật. Nhờ đó, mọi người có thể sở hữu hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng lan tới các tổ chức mô răng khác.

– Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê một số đơn thuốc giảm đau, chống viêm… trong trường hợp viêm nhiễm quá nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị cần phải có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều trị sâu răng được thực hiện bằng nhiều phương pháp như hàn trám, bọc sứ... tại nha khoa

Điều trị sâu răng được thực hiện bằng nhiều phương pháp như hàn trám, bọc sứ… tại nha khoa

4. Ngừa sâu răng đúng cách

Vệ sinh răng miệng khoa học có thể ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng. Vậy mọi người cần làm gì?

– Đánh răng sau khi ăn 30 phút, sau khi thức dậy hoặc trước khi ngủ với kem đánh răng có chứa Flour.

– Súc miệng thật sạch sau khi ăn hoặc sau khi chải răng để làm sạch khoang miệng.

– Sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng vì bàn chải khó tiếp cận được.

– Hạn chế ăn vặt, ăn những thức ăn chứa quá nhiều đường, tính axit cao bởi có thể làm tổn thương men răng.

Lấy cao răng thường xuyên và đúng cách để làm sạch bề mặt, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trên răng.

– Khám nha khoa thường xuyên giúp bạn chủ động phát hiện bệnh lý và điều trị sớm khi ở các giai đoạn đầu của bệnh nha khoa.

Vệ sinh răng đều đặn mỗi ngày để bảo vệ sức khoẻ hàm răng, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý nha khoa khác

Vệ sinh răng đều đặn mỗi ngày để bảo vệ sức khoẻ hàm răng, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý nha khoa khác

Sâu răng độ 3 rất nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng nên cần được điều trị kịp thời và khoa học. Đừng quên bảo vệ răng miệng đúng cách để ngăn ngừa biến chứng mà sâu răng gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital