Thai ngoài tử cung là một bệnh lý sản khoa không mong muốn đối với chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, chúng cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Việc chửa ngoài tử cung kiêng ăn gì để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng là một vấn đề mà chị em cần đặc biệt lưu ý.
Menu xem nhanh:
1. Những điều cầng biết về phẫu thuật mổ điều trị chửa ngoài tử cung
1.1. Khái niệm mổ điều trị thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung là một biến chứng sản khoa nguy hiểm đối với chị em phụ nữ, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có khả năng ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo. Do đó, thai ngoài tử cung nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Chị em nên theo dõi tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác.
Trong tất cả các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung thì phẫu thuật mổ lấy thai ngoài là phương pháp phổ biến hay được bác sĩ chỉ định thực hiện. Phương pháp này áp dụng với những trường hợp bệnh nhân không phù hợp sử dụng điều trị nội khoa hoặc thai ngoài tử cung đã có kích thước lớn, hoặc có dấu hiệu bị vỡ.
Biện pháp mổ lấy thai ngoài tử cung sẽ chia làm 2 cách thức đó là: phẫu thuật mổ nội soi và phẫu thuật mổ mở đường bụng. Mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm và cách thực hiện khác nhau.
1.2. Sự giống và khác nhau của 2 phương pháp phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung
1.2.1. So sánh điểm giống nhau của 2 phương pháp mổ
– Cả 2 phương pháp này đều được sử dụng để điều trị bệnh lý thai ngoài tử cung, dưới dạng một cuộc phẫu thuật.
– 2 phương pháp đều cần thực hiện tại những cơ sở y tế, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
– 2 phương pháp này đều không đảm bảo được việc có bảo toàn được ống dẫn trứng cho bệnh nhân hay không.
1.2.2. So sánh điểm khác nhau của 2 phương pháp mổ
– Phẫu thuật mổ nội soi sẽ nhẹ nhàng và ít gây đau đớn hơn phương pháp mổ mở. Thời gian phục hồi của mổ nội soi cũng sẽ nhanh hơn mổ mở.
– Chi phí cho phẫu thuật mổ nội soi sẽ ít hơn phương pháp mổ mở.
– Độ nguy hiểm của phương pháp mổ nội soi cũng sẽ ít hơn cách mổ mở đường bụng.
2. Cần lưu ý gì sau phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung?
2.1. Chửa ngoài tử cung kiêng ăn gì để không ảnh hưởng tới sức khỏe?
Sau khi trải qua phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung, chị em cần lưu ý kiêng không ăn một số loại thực phẩm sau.
2.1.1. Không nên ăn gừng
Gừng mặc dù là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe, giúp đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên lại không phù hợp sử dụng sau khi mổ. Trong gừng có chứa thành phần có khả năng gây co thắt tử cung của phụ nữ. Do đó nếu sử dụng quá sớm sau khi mổ sẽ gây tổn thương tử cung, xuất huyết nghiêm trọng.
2.1.2. Không nên ăn đậu nành sau mổ
Đậu nành là một thực phẩm có lợi cho nội tiết tố phụ nữ tuy nhiên chúng cũng có khả năng gây cản trở việc hấp thụ sắt trong cơ thể. Do trong đậu nành có chứa nhiều chất phytate.
2.1.3. Cần kiêng không ăn các thực phẩm có tính hàn
Một số loại thực phẩm chứa nhiều tính hàn đó là: cua, ốc, cá, các loại rau như rau đay, rau cải,…Dung nạp quá sớm các thực phẩm có tính hàn sẽ gây ra cản trở khả năng tụ máu của cơ thể, gây khó đông máu, ảnh hưởng tới quá trình liền vết thương.
2.1.4. Kiêng ăn những thực phẩm lâu lành vết mổ
Sau khi mổ thai ngoài tử cung chị em cần tránh không ăn các loại thực phẩm như: trứng, rau muống, đồ nếp, thịt bò,…bởi chúng sẽ làm cho vết thương tạo mủ, nhức vết mổ hoặc gây sẹo lồi.
Chị em cũng cần kiêng sử dụng các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích như: rượu, bia, đồ có ga. Đồ cay nồng như: tỏi, ớt,…cũng không thích hợp sử dụng sau mổ.
2.2. Những điều cần tránh làm sau khi mổ thai ngoài tử cung
Bên cạnh việc cần kiêng khem ở chế độ dinh dưỡng, chị em sau khi phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung cũng cần chú ý tránh làm một số điều sau
2.2.1. Không nên hoạt động mạnh quá sớm sau mổ
Sau bất cứ ca phẫu thuật nào, chị em cũng cần kiêng vận động mạnh để giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục lại bình thường. Chị em không nên bê vác, đi lại nhiều ngay sau khi mổ. Chú ý ngủ nghỉ điều độ, hợp lý.
2.2.2. Giữ ấm cho cơ thể sau khi mổ
Sau khi trải qua ca phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung, chị em cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh. Ngay sau khi mổ, chị em chỉ nên tắm qua với nước ấm, và tắm nhanh chứ không nên tắm lâu. Chị em cũng không nên sử dụng nước lạnh, uống nước đá.
2.2.3. Đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng bất thường
Trong trường hợp chị em thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau mổ như: sốt cao liên tục, đau vết thương dữ dội, vết thương có dấu hiệu chảy dịch, đau bụng,…thì chị em nên chủ động tới bệnh viện để được kiểm tra.
3. Phải làm gì để hạn chế bị mắc bệnh lý chửa ngoài tử cung?
Để làm giảm nguy cơ bị thai ngoài tử cung, chị em cần lưu ý một số điều như sau:
– Chủ động chăm sóc, giữ gìn sức khỏe vùng kín, vệ sinh cá nhân cẩn thận tránh gây viêm nhiễm.
– Nếu chị em bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm thì cần phải chủ động đi thăm khám để được kiểm tra và tư vấn phương án điều trị càng sớm càng tốt.
– Nên đi thăm khám phụ khoa theo lịch định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần. Điều này giúp chị em tầm soát được các bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây ảnh hưởng đến tỉ lệ mang thai và chất lượng mang thai.
– Tôn trọng quan hệ tình dục chung thủy với 1 đối tượng. Không nên thực hiện quan hệ tình dục với nhiều người cùng lúc.
– Nếu có kế hoạch mang thai thì nên đi thăm khám với bác sĩ trước đó để có kế hoạch chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần một cách tốt nhất.
– Tuân thủ và làm theo những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giúp hạn chế tối đa tình trạng bị thai ngoài tử cung.
Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm thông tin chi tiết và đặt lịch thăm khám bác sĩ nhé!