Phẫu thuật loại bỏ u vú là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay và được đánh giá mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, một số người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và suy kiệt sức khỏe. Chính vì vậy sau khi mổ u vú nên ăn gì để nhanh hồi phục và giảm tái phát là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là chế độ ăn dành cho người bệnh sau phẫu thuật u vú mà bạn có thể tham khảo.
Menu xem nhanh:
1. Sau khi mổ u vú nên ăn gì?
Các chuyên gia đều khuyên rằng nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh sau khi mổ u vú sẽ nhanh hồi phục, giảm các triệu chứng đau đớn sau phẫu thuật đồng thời giảm tỷ lệ tái phát.
1.1 Trái cây và rau củ
Rau củ và trái cây là nguồn cũng cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Trong đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin E, vitamin C, beta carotene (tiền chất của vitamin A) có trong các loại rau củ có tác dụng chống oxy hóa và giúp phòng ngừa các xơ, nang vú phát triển trở lại. Vitamin E có nhiều trong cà chua, bơ, kiwi,hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng. Thực phẩm giàu beta carotene có bí ngô, cà rốt, khoai lang, đu đủ, xoài, đào…Vitamin C có nhiều trong các loại cam, quýt, bưởi, dứa, ổi, dâu tây,..
1.2 Thực phẩm giàu chất xơ
Không thể thiếu trong thực đơn sau khi mổ u vú nên ăn gì là các thực phẩm giàu chất xơ. Dư thừa hormone estrogen là một trong những nguyên nhân gây ra u tuyến vú. Vì thế, một số phương pháp điều trị hướng đến việc duy trì ổn định và cân bằng mức estrogen trong cơ thể. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể hỗ trợ quá trình này đồng thời đẩy nhanh quá trình đào thải estrogen dư thừa ra ngoài.
Ngoài ra, chất xơ còn giúp làm sạch đường tiêu hóa và hỗ trợ loại bỏ các chất thải, độc tố ra khỏi đường ruột. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, khoai tây…
1.3. Thực phẩm giàu i-ốt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng i-ốt không chỉ được cơ thể sử dụng để sản xuất hormone tuyến giáp mà còn rất cần thiết cho sức khỏe tuyến vú. Do đó, trong thực đơn hàng ngày của người bị u vú và ngay cả người khỏe mạnh nên bổ sung i-ốt ở mức phù hợp.
Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng cao i-ốt bao gồm rong biển, các loại tảo biển, khoai tây, muối i ốt…. Bổ sung thường xuyên những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường khả năng phòng ngừa u vú cũng như các bệnh lý liên quan khác.
1.4. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất chống oxy hóa, chất xơ, các vitamin và khoáng chất tự nhiên. Người bị u vú hay vừa mổ u vú nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mạch, gạo lứt, ngô, sắn… để có sức khỏe tốt hơn và ngăn nguy cơ u vú quay trở lại.
1.5. Chất béo tốt
Trong chế độ ăn hàng ngày, chất béo được chia thành nhiều loại khác nhau, cơ bản nhất là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Trong đó, chất béo bão hòa (mỡ động vật) được phát hiện là có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện u vú, ngược lại chất béo không bão hòa lại có tác dụng chống hình thành khối u bao gồm cả u vú.
Vì vậy, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên bổ sung các loại chất béo không bão hòa để bảo vệ sức khỏe. Các loại chát béo này có nhiều trong các loại quả hạch, bơ, các loại cá biển (các hồi, các ngừ,..), dầu thực vật (oliu, hướng dương, cải..).
Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần loại bỏ hoàn toàn chất béo bão hòa ra khỏi chế độ ăn hàng ngày bởi chúng cũng có vai trò nhất định đối với sức khỏe. Chất béo bão hòa có tự nhiên trong các loại thịt đỏ, mỡ lợn, các sản phẩm từ sữa,..
1.6 Tỏi và họ hàng của tỏi
Tỏi và họ hàng của tỏi (hành tây, tỏi tây, hẹ, hành lá) có chứa hoatrj chất allium. Chất này được chứng minh là có khả năng ức chế và làm chậm sự phát triển của khối u vú. Ngoài ra, tỏi còn có nhiều đặc tính sinh học khác. Các thành phần của tỏi còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống tiểu đường bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư.
2. Sau mổ u vú kiêng ăn gì?
2.1 Các loại thịt đỏ chứa nhiều đạm
Thịt là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các axit amin, protein, các chất béo,… rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân sau mổ u vú thì nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, ví dụ như thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa, thịt dê… Vì chúng chứa rất nhiều đạm có thể làm tăng mức estrogen trong cơ thể. Khi nồng độ hormone estrogen tăng cao sẽ kích thích các mô và tế bào tuyến vú phát triển, từ đó làm tăng nguy cơ tái bệnh. Thay vì ăn nhiều thịt đỏ, người bệnh có thể thay thế bằng các loại thịt trắng như thịt các loại da cầm để cung cấp protein cho cơ thể.
2.2 Thực phẩm biến đổi gen
Các loại rau củ, các loại thịt gia súc và gia cầm công nghiệp biến đổi gen có chứa hormone tăng trưởng trong quá trình trồng trọt chăn nuôi. Sự tồn dư của các chất kích thích hay hormone tăng trưởng trong thực phẩm khi vào cơ thể sẽ kích thích các tế bào phát triển mạnh. Điều này có thể làm tăng sinh không kiểm soát các tế bào, trong đó có các tế vào mô vú dẫn đến tình trạng u vú tái phát. Vì thế, người bệnh nên chọn thực phẩm hữu cơ organic, thực phẩm sạch – an toàn đã được kiểm định.
2.3. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chưa lên men
Thành phần trong đậu nành có chứa hàm lượng cao isoflavone. Hoạt chất này có cấu trúc tương tự như hormone estrogen. Do đó, đậu nành được đánh giá là “nguồn thực phẩm vàng” dành cho các đối tượng bị thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, với những người bị u vú do nồng độ estrogen tăng cao thì sau khi mổ nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này vì có thể lại kích thích các mô vú tăng sinh quá mức dẫn đến tái hình thành và gia tăng kích thước khối u.
2.4. Các thực phẩm dễ để lại sẹo lồi, làm đổi màu da chỗ vết thương
Chị em phụ nữ thường rất quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ sau phẫu thuật, đặc biệt với phương pháp mổ hở. Vì thế, để tránh nguy cơ xảy ra tình trạng sẹo lồi hoặc thay đổi màu da, người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm như rau muống, da gà, thịt bò, trứng.
2.5. Thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn là “kẻ thù” của nhiều căn bệnh nói chung và người u vú nói riêng. Nguyên nhân là vì trong các loại thực phẩm này có chứa hàm lượng calo rỗng, cholesterol và một số chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Khi dùng quá nhiều chúng sẽ kích thích khối u phát triển nhanh và mạnh hơn đồng thời gây các bệnh lý khác cho cơ thể.
Ngoài ra, sau khi mổ u vú người bệnh cũng cần kiêng một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng (đồ tanh, chua, cay), thực phẩm lên men, rượu bia thuốc lá,..
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề sau khi mổ u vú nên ăn gì và kiêng ăn gì là tốt nhất. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng không chỉ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn mà còn giúp hạn chế tối đa tỷ lệ tái phát bệnh. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng nên chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, quá sức, ảnh hưởng đến vết thương sau khi mổ.