Sa trực tràng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đỗ Thị Hương 

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Khi nói đến sa trực tràng tức là nói đến trường hợp sa trực tràng hoàn toàn – sa trực tràng ra bên ngoài. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc, tuy nhiên, sau đó hầu hết các trường hợp vẫn cần phải phẫu thuật để điều trị triệt để sa trực tràng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh sa trực tràng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh gây nhiều phiền toái này.

Sa trực tràng thường được sử dụng đồng nghĩa với bệnh sa trực tràng hoàn toàn hay còn gọi là sa trực tràng ra bên ngoài

Sa trực tràng thường được sử dụng đồng nghĩa với bệnh sa trực tràng hoàn toàn hay còn gọi là sa trực tràng ra bên ngoài

1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sa trực tràng là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh sa trực tràng thường gồm:

  • Có khối sa ở hậu môn, ban đầu, khối sa nhỏ, ngắn và chỉ xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện, sau đó khối sa sẽ thụt vào trong ống hậu môn trực tràng
  • Sau đó khi bệnh nặng thêm, khối sa thò ra ngoài nhiều hơn mỗi khi đại tiện nhưng sau đó khối sa không tự thụt vào được mà cần phải dùng tay đẩy nhẹ vào trong.
  • Thậm chí, khi bệnh nặng hơn thì chỉ cần đi lại nhiều hay ngồi xổm lâu khối sa cũng sẽ thòi ra, gây nhiều bất tiện cho người bệnh và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn – trực tràng và các cơ quan xung quanh
  • Đại tiện ra máu, hoặc chất nhây, máu lẫn trong phân và có màu đỏ tươi
  • Đại tiện không thể kiểm soát
  • Đau khi đi đại tiện
  • Trực tràng chảy máu
  • Cảm giác đi ngoài không hết phân và tắc nghẽn đại tiện
  • Táo bón hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Khi có các dấu hiệu giống với triệu chứng của bệnh sa trực tràng, cần đến phòng khám chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể, vì để càng lâu bệnh càng khó chữa, việc điều trị càng phức tạp.

2. Những kỹ thuật  dùng để chẩn đoán bệnh sa trực tràng?

Để chẩn đoán chính xác, trước hết bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh án, của người bệnh. Sau đó người bệnh được khám lâm sàng trực tràng xem mô có lỏng lẻo không và đánh giá độ thắt của cơ thắt hậu môn.

Sau khi khám lâm sàng, người bệnh có thể cần phải làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh tiêu hóa khác. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm nội soi trực tràng, nội soi đại tràng hoặc thụt tháo bằng thuốc xổ để tìm kiếm khối u trong ruột, tìm vết loét hoặc các vùng hẹp bất thường trong ruột.

Với trường hợp bệnh nhân là trẻ em có thể cần làm thêm xét nghiệm mồ hôi để kiểm tra xem có bị xơ nang không.

3. Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sa trực tràng?

Nếu người bệnh điều trị sớm, khi khối sa chưa dài, tình trạng sa trực tràng chưa nặng, bệnh nhân sa trực tràng có thể được điều trị bằng phương pháp dùng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp đều phải thực hiện phẫu thuật để điều trị triệt để sa trực tràng.

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật để điều trị triệt để sa trực tràng

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật để điều trị triệt để sa trực tràng

Tùy thuộc vào mức độ sa trực tràng và các vấn đề sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ quyết định loại phẫu thuật phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh nhân, một sốloại phẫu thuật sa trực tràng đang được áp dụng hiện nay gồm:

3.1. Cắt bỏ hậu môn đáy chậu.

Bác sĩ  sẽ quyết định áp dụng phương pháp phẫu thuật Altemeier hoặc Delorme để cắt bỏ đoạn trực tràng bị thụt ra ngoài.

Có trường hợp người bệnh được cắt bỏ hậu môn đáy chậu cũng sẽ được gây tê tủy sống để làm giảm nguy cơ mắc biến chứng và giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.

3.2. Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng

Đầu tiên người bệnh cần cắt bỏ phần đại tràng xích ma- đoạn ruột già nằm gần vị trí của trực tràng và hậu môn nhất. Sau đó, trực tràng được cố định vào cấu trúc xương ở phần dưới của tủy sống và khung chậu.

Nếu được phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, đường mổ sẽ nhỏ hơn và người bệnh chỉ cần nằm viện trong thời gian ngắn là đã được ra viện, thời gian nằm viện ngắn hơn so với phẫu thuật truyền thống.

3.3. Cố định trực tràng

Nếu bị sa trực tràng nhẹ, người bệnh chỉ cần cố định trực tràng mà không cần phải cắt bỏ đoạn đại tràng.

Ở trẻ em, sa trực tràng có thể được kiểm soát bằng một số loại thuốc làm mềm phân hoặc thuốc chống co thắt… Ngoài ra các trường hợp trẻ nhỏ bị sa trực tràng mà bác sĩ kết luận cần phẫu thuật thì bác sĩ có kinh nghiệm trong các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu sẽ được chỉ định thực hiện ca mổ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital