Sa trực tràng có đau không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Hằng

Bác sĩ Tiêu Hóa

Sa trực tràng có đau không là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây giúp bạn trả lời câu hỏi này và cung cấp những thông tin cần biết về sa trực tràng.

1. Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là bệnh khá phổ biến tại hậu môn, chỉ tình trạng niêm mạc hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và chui lọt ra khỏi lỗ hậu môn. Sa trực tràng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đem lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh.

Sa trực tràng là bệnh có ở cả nam và nữ nhưng nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, người lớn và trẻ em đều có thể bị.

Có hai dạng sa trực tràng chính là: Sa trực tràng toàn phần và sa trực tràng một phần.

Sa trực tràng là bệnh khá phổ biến tại hậu môn, chỉ tình trạng niêm mạc hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và chui lọt ra khỏi lỗ hậu môn.

Sa trực tràng là bệnh khá phổ biến tại hậu môn, chỉ tình trạng niêm mạc hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và chui lọt ra khỏi lỗ hậu môn.

2. Nguyên nhân – triệu chứng của sa trực tràng

Các triệu chứng giúp nhận biết sa trực tràng gồm:

  • Có khối sa ở hậu môn.
  • Đại tiện ra máu và đau hậu môn khi đại tiện.
  • Són phân khi đi đại tiện.
  • Mất cảm giác muốn đại tiện.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Ngứa ngáy, khó chịu tại hậu môn.
  • Có biểu hiện thiếu máu…

Nguyên nhân gây bệnh:

-Nguyên nhân giải phẫu: Trực tràng không dính và thành bụng sau, di động, trượt xuống dưới và sa ra ngoài; túi cùng Douglas thấp; đáy chậu khiếm khuyết; thiếu độ cong xương cùng; độ gấp góc bóng trực tràng – ống hậu môn không đủ; van trực tràng kém phát triển…

-Nguyên nhân sinh hoạt: Suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B; thiếu cân nặng do ăn uống không đầy đủ (Boulin); táo bón kéo dài; tiêu chảy; ngồi bô lâu…

-Nguyên nhân phẫu thuật: Sau các phẫu thuật sản phụ khoa; tiền sử chấn thương vùng đáy chậu…

3. Sa trực tràng có đau không?

Sa trực tràng có đau không là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Hầu hết các trường hợp sa trực tràng đều lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Khi mới bị sa trực tràng, người bệnh chỉ cảm thấy vướng víu, khó chịu tại hậu môn, không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, khi tình trạng sa trực tràng tiến triển nặng gây tổn thương cho niêm mạc ruột, gây loét nặng hơn dẫn đến chảy máu, tiêu chảy, khối u không thể tự thụt vào trong sẽ tạo điều kiện cho các vi rút vi khuẩn xâm nhập và tấn công hậu môn dễ gây ra viêm, sưng, đau đớn, khó chịu.

Do đó, khi bị sa trực tràng, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm ngay từ đầu để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Sa trực tràng có đau không là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người.

Sa trực tràng có đau không là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người.

4. Cần làm gì để phòng sa trực tràng?

Để phòng bệnh sa trực tràng cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước 2-3 lít nước/ngày
  • Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn uống, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc… Ưu tiên các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: khoai, rau mùng tơi, rau dền
  • Hạn chế đồ ăn chiến rán, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay, nóng…
  • Tập thói quen đi vệ sinh hằng ngày, tư thế ngồi đúng, không căng rặn nhiều khi đại tiện.
  • Điều trị sớm và triệt để chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp các vấn đề liên quan đến sa trực tràng hoặc đặt hẹn khám tiêu hóa tại Bệnh viện Thu Cúc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital