Rối loạn tiêu hóa ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa. Khi mắc bệnh sẽ có sự khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy hãy tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, cách điều trị cũng như phòng tránh khoa học.

1. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Tiêu hóa là một quá trình biến thức ăn thành những chất dinh dưỡng và có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa đưa vào máu. Một quá trình tiêu hóa đầy đủ là bắt đầu từ miệng cho đến ruột già. Rối loạn tiêu hóa là bất kỳ tác động nào làm thay đổi, cản trở hay đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa là hậu quả của một số nguyên nhân mà không phải là một bệnh lý. Nếu tình trạng rối loạn kéo dài cộng với không được chữa trị đúng cách thì rất có khả năng sẽ dẫn đến mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa nghiêm trọng khác.

1.1. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Nó có thể sinh ra do lỵ amip, shigella,… Những chất này gây nên hội chứng ruột kích thích.

1.2. Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Rối loạn từ các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng,… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất của hệ tiêu hóa.

1.3. Hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng

Vi khuẩn trong đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men. Khi hệ vi sinh vật này có sự mất cân bằng sẽ xuất hiện sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân thường dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột do người bệnh lạm dụng kháng sinh. Tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột thường gặp ở trẻ em.

1.4. Chế độ ăn uống gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Khi thức ăn và đồ uống không đảm bảo vệ sinh, thì chất có tác dụng không tốt sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Từ đó gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học và thời gian ăn không điều độ cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

1.5. Sử dụng nhiều thức uống có cồn

Rượu bia và những đồ uống có cồn nói chung sẽ rửa các men tiêu hóa, làm mất cân bằng pH dạ dày. Thường gặp ở người lớn và là đàn ông. Nó có thể gây gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều đặc điểm khác nhau. Các triệu chúng có thể xảy ra đồng thời và ở nhiều bộ phận khác nhau của hệ tiêu hóa. Các triệu chứng phổ biến điển hình như:

– Chướng bụng: Hiện tượng người bệnh luôn cảm thấy bụng căng, khó chịu, khó thở sau khi ăn. Thường do thức ăn không được tiêu hóa hết, dẫn đến ứ đọng trong ống tiêu hóa.

– Nôn mửa, buồn nôn: Khi bị các nguyên nhân bên ngoài và bên trong gây kích thích đường tiêu hóa thì khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

– Ợ hơi, ợ nóng: Xuất hiện các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng.

Đau bụng âm ỉ: Khi rối loạn tiêu hóa tất cả mọi người đều có triệu chứng đau bụng. Ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới là những nơi thường xuất hiện các cơn đau.

– Chán ăn: Thường bệnh nhân sẽ có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì khi bị rối loạn tiêu hóa.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa chỉ ra ở trên thường chỉ xảy ra ít và ở mức độ nhẹ. Khi nhận thấy sự kéo dài và nặng hơn của các triệu chứng như đi ngoài có máu, phân lỏng rắn xen kẽ,… thì minh chứng bệnh đang ngày một nặng hơn. Khi đó bạn hãy đi khám và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.

Đau bụng là triệu chứng cơ bản của bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Đau bụng, chướng bụng là triệu chứng cơ bản của bệnh rối loạn tiêu hóa

3. Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa nói riêng và các vấn đề khác ở tiêu hóa nói chung, thì đẻ bảo vệ sức khỏe của chính mình thì mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ sống khoa học. Dưới đây là một số nguyên cứu có hiệu quả khá tốt.

– Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đủ chất, ăn chín uống sôi. Đặc biệt hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

– Đối với người bị bệnh táo bón, cần lưu ý bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh. Mục đích là để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể, giúp nó hoạt động tốt hơn.

– Hạn chế dùng các thức uống có cồn.

– Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn tốt cho đường ruột theo chu kỳ .

– Tập thói quen, và lịch trình đi vệ sinh khoa học. Mỗi ngày nên đi vệ sinh 1 lần vào gần cùng một thời điểm.

– Bổ sung các vitamin, khoáng chất mục đích chủ yếu là nâng cao sức đề kháng. Từ đó có thể chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

4. Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh

– Khi bị bệnh đường ruột bạn cần lưu ý không nên ăn các món ăn lạ. Vì nó có thể khiến cho hệ tiêu hóa không quen từ đó làm bệnh nặng thêm. Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều mỡ và đồ ngọt. Bên cạnh đó cũng không uống các nước chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà, đồ uống có ga… Bạn càng nghiêm khắc trong chế độ dinh dưỡng càng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh và chữa bệnh rối loạn tiêu hóa càng hiệu quả.

– Thường xuyên bổ sung hoa quả có tác dụng rất tốt cho hội chứng rối loạn tiêu hóa. Điển hình như một số loại hoa quả có lợi cho sức khỏe như: Chuối, táo, sữa chua, yến mạch, gừng…

4.2. Sinh hoạt lành mành, vận động thể dục thể thao

Khi rối loạn tiêu hóa người bệnh nên tuân thủ các  nguyên tắc sau trong chế độ sinh hoạt:

– Không thức khuya: Cơ thể sẽ mệt mỏi, gây ức chế và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi thức khuya. Việc thức khuya cũng sẽ dẫn đến việc dậy muộn khiến giờ giấc ăn uống không hợp lý.

– Tăng cường vận động: Hãy tập cho mình thói quen hoạt động thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Mục đích để nâng cao sức khỏe, tiêu hao năng lượng và giúp bạn ăn ngon miệng bằng việc kích thích cảm giác đói. Đây sẽ là một cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn hiệu quả nhất.

4.3. Tích cực bổ sung men vi sinh

Trong trường hợp hệ tiêu tiêu hóa thiếu men tiêu hóa thì bổ sung men vi sinh vẫn được coi là cách chữa rối loạn tiêu hóa có hiệu quả và nhanh nhất. Khi cung cấp  số lượng khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa nhanh nhất sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tối đa. Kiên trì sử dụng sau khoảng 1 tuần sẽ có thể thấy bệnh đã được cải thiện. Tuy nhiên vẫn cần thực hiện đi sự xem khám và kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn và khoa học. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến bệnh nặng thêm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng có thể do dùng kháng sinh dài ngày hoặc do rượu bia, ăn thức ăn không hợp vệ sinh, dẫn tới mất rất nhiều lợi khuẩn trong đường ruột. Từ đó cần bổ sung một lượng men tiêu hóa có chứa các lợi khuẩn có ích, các enzyme tiêu hóa. Mục đích chính là để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa. Cần lưu ý nguồn gốc và liều lượng khi sử dụng.

4.4. Dùng các phương pháp hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Bệnh cạnh việc sinh hoạt điều độ bạn có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc nam, thuốc dân gian để điều trị. Nguyên liệu gồm 2 củ tỏi cùng 3 quả bồ kết và một chút xà phòng khoảng chừng hạt ô. Nướng tỏi cho thơm rồi tiến hành giã nát sau đó đắp vào rốn.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có thể sử dụng thuốc Tây để điều trị

Phòng ngừa mắc bệnh rối loạn tiêu hóa là cần thiết

Trên đây là các nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Khi tình trạng rối loạn kéo dài, người bệnh cần đến kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng xử lý hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital