Nhiều người cao tuổi kể cả người trẻ tuổi có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt khi thăm khám phát hiện bị rối loạn tiền đình thiếu máu não. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập mà còn kéo theo nguy cơ đột quỵ não (tai biến mạch máu não). Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về các triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán tình trạng này.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng hoa mắt chóng mặt do rối loạn tiền đình thiếu máu não
Hoa mắt, chóng mặt thường gặp ở người cao tuổi (chiếm 1/5 số người trên 65 tuổi).
Theo Dizziness thì hoa mắt chóng mặt được hiểu là các triệu chứng liên quan đến rối loạn định hướng không gian và nhận thức chuyển động. Chẳng hạn như ảo giác của chuyển động quay (chóng mặt quay) hoặc cảm giác không ổn định, có thể ảnh hưởng khách quan đến khả năng ổn định nhìn chăm chú, tư thế và dáng đi.
Hoa mắt chóng mặt gồm có 4 loại:
1.1 Chóng mặt do rối loạn tiền đình thiếu máu não
Ảo giác về chuyển động là cảm giác môi trường xung quanh tự chuyển động, có cảm giác như xoay tròn, té ngã hoặc lắc lư qua lại. Phần nửa bệnh nhân hoa mắt chóng mặt có triệu chứng chóng mặt.
Căn nguyên của chóng mặt là do sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình: tai trong, thân não hay tiểu não. Ưu thế khi mất đối xứng cấp. Thường gặp: chóng mặt kịch phát tư thế lành tính, tai biến mạch máu não, viêm mê đạo cấp viêm thần kinh tiền đình.
1.2 Tiền ngất, choáng váng
Là cảm giác sắp ngất hoặc mất ý thức, đổ mồ hôi, xanh xao. Khi cơn thiếu máu não lan rộng tạm thời, có cảm giác thu nhỏ thị trường ngoại vi. Ngất là là tình trạng mất ý thức thoáng qua đột ngột với mất đồng thời trương lực tư thế.
1.3 Mất thăng bằng do rối loạn tiền đình thiếu máu não
Mất tư thế ổn định liên quan đến chi dưới và thân mà không có cảm giác đầu. Chóng mặt không hiện diện và các loại hoa mắt chóng mặt khác.
2. Cơ chế rối loạn tiền đình thiếu máu não gây hoa mắt chóng mặt
2.1 Do lão hóa cấu trúc tiền đình liên quan đến chức năng tiền đình
Sự thoái hóa theo tuổi tác, khởi phát và thời gian ở mỗi người là khác nhau. Theo tuổi tác các tế bào ở tiền đình sẽ bị suy yếu và thoái hóa dần, làm suy giảm chức năng của hệ thống tiền đình.
Tế bào lông tiền đình giảm khoảng 6% mỗi thập kỷ (trên 70 tuổi, giảm khoảng 40%).
Tế bào lông các ống bán khuyên thoái hóa sớm và nhiều hơn cơ quan sỏi tai.
Đường hướng tâm (sợi lớn có myelin thoái hóa từ trung niên, 70-80 tuổi còn lại khoảng 35%).
Tế bào hạch Scarpa giảm từ tuổi 30, giảm mạnh từ 60 tuổi trở đi.
Tế bào nhân tiền đình giảm khoảng 3% mỗi thập kỷ từ 40 đến 90 tuổi. Tế bào ức chế đầu vào tiền đình cũng giảm.
Sự suy giảm chức năng hai bên của tiền đình ngoại biên khiến người bệnh đi lại không đi lại không vững chắc, muốn ngã, tăng trong tối và trên mặt đất không bằng phẳng, nhìn dao động.
Có tới 50% trường hợp là không rõ nguyên nhân. Còn lại nguyên nhân chủ yếu là do: nhiễm độc tai do thuốc; rối loạn tai trong (bệnh Menière hai bên); bệnh đa dây thần kinh; rối loạn tiểu não.
2.2 Bệnh lý ở tiền đình
Sự phóng thích sỏi tai (sỏi thạch nhĩ lạc chỗ) ở tai cũng là một trong những nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt. Thường tăng dần theo độ tuổi: sỏi tai ít đậm đặc, kích thước lớn hơn, khả năng tái sinh giảm. Tái định vị sỏi tai kết hợp với phục hồi chức năng tiền đình có hiệu quả hơn là chỉ thực hiện tái định vị.
Rối loạn chức năng tiền đình trung ương (chiếm khoảng 25%) là nguyên nhân gây tình trạng chóng mặt trung ương. Rối loạn tiền đình trung ương: tiền đình ở hành tủy, nhân vận nhãn và trung tâm ở não giữa và tiểu não, đồi thị và vỏ não. Gây ra các tổn thương cấp như thiếu máu cục bộ có triệu chứng cấp tính. Nguyên nhân do các bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính xảy ra ở lớn tuổi như hội chứng Parkinson, rối loạn tiểu não, tràn dịch não áp lực bình thường.
Để điều trị chóng mặt trung ương còn tùy thuộc vào nguyên nhân là gì. Nếu rối loạn tiểu não thì vật lý trị liệu nhắm mục tiêu tập luyện cân bằng. Nếu điều trị bằng thuốc có triệu chứng thì có thể ví dụ như acetyl-DL-leucine.
2.3 Thiếu máu não gây hoa mắt chóng mặt
Thiếu máu động mạch sống nền chẩn đoán dựa vào triệu chứng thân não, với các triệu chứng như: nhìn đôi, nói khó, yếu, thất điều dáng đi hay thân, tăng trương lực cơ, tăng phản xạ và vụng về chi. Chụp cộng hưởng từ mạch máu não giúp chẩn đoán, điều trị bao gồm điều trị kháng tiểu cầu và làm giảm các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch máu não.
2.4 Nhồi máu/xuất huyết tiểu não
Nhồi máu, xuất huyết tiểu não có các biểu hiện như đột ngột chóng mặt dữ dội kéo dài kèm theo buồn nôn và ói mửa. Bất thường về dáng đi. Bệnh nhân té ngã về phía tổn thương. Thông thường bệnh nhân cao tuổi (> 60 tuổi) có yếu tố nguy cơ mạch máu.
3. Điều trị như thế nào?
Chẩn đoán và điều trị phải đa hệ thống và hướng đến thị giác, cảm giác sâu và hệ thống tiền đình. Điều trị bệnh cụ thể, tái định vị sỏi tai cho bệnh nhân và phục hồi chức năng cho bệnh suy giảm tiền đình. Nhưng cần phải xem xét, đặc biệt là ở người cao tuổi, có yếu tố bệnh lý nền. Trường hợp không rõ ràng, điều trị nên được ưu tiên, giảm dần triệu chứng và sự an toàn và đơn giản thao tác tái định vị. Đối với cá hội chứng cấp tính, cần phải xem xét và loại trừ đột quỵ.
Thuốc ức chế tiền đình nên được giảm dần nhanh chóng do tác dụng ức chế bù trừ trung ương. Mặc dù steroid đã được chứng minh giảm sự mất chức năng theo thời gian nhưng không góp phần làm giảm triệu chứng cấp tính. Các tác dụng phụ của steroid cần đặc biệt cẩn thận trước khi dùng, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền.
Khuyến cáo hiện nay nên bắt đầu phục hồi chức năng tiền đình (VR) càng sớm càng tốt sau khi mắc hội chứng tiền đình cấp tính.
Chóng mặt mãn tính (viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh tiền đình hai bên) hồi phục chức năng tiền đình có kết quả tốt sự độc lập và chất lượng cuộc sống, cần điều trị lâu dài và tích cực hơn. Nếu phát hiện thiếu máu não cần thăm khám và điều trị hiệu quả, để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ não xảy ra trong tương lai.