Theo các chuyên gia nội thần kinh và dinh dưỡng, người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn các thực phẩm chứa vitamin B, magie, canxi… Vì những loại thực phẩm này có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh mà chưa cần dùng thuốc. Vậy cụ thể rối loạn tiền đình ăn món gì? Dưới đây là một số gợi ý.
Menu xem nhanh:
1. Dinh dưỡng cho người rối loạn tiền đình
Tiền đình thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò giúp cơ thể giữ cân bằng, phối hợp cử động như tay, chân, mắt, thân người…. Bệnh rối loạn tiền đình xảy ra khi quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do các tổn thương ở tai trong và não. Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, buồn nôn….
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và thần kinh học, chế độ ăn uống có ý nghĩa quan trọng đối với những người mắc bệnh rối loạn tiền đình. Các bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau: thực phẩm bổ sung vitamin B, thực phẩm nhiều magie, thực phẩm giàu canxi…
Các chất này có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiền đình…, điều chỉnh lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp, giải phóng căng thẳng. Đặc biệt, canxi cần thiết cho cơ vận động và các dây thần kinh truyền thông điệp giữa não và các bộ phận khác. Canxi còn đóng vai trò giúp mạch máu vận chuyển máu đi khắp cơ thể, giải phóng các hormone, enzyme… giúp ổn định tâm trạng, cải thiện tình trạng mất ngủ, làm dịu cơn đau đầu.
2. Rối loạn tiền đình ăn món gì? Những lựa chọn hàng đầu
3.1. Các món ăn chế biến từ cà chua
Cà chua chứa vitamin B1, vitamin B2 và rất giàu vitamin B6. Ngoài ra, cà chua cũng giàu:
– Chất xơ giúp thúc đẩy tiêu hóa tăng cường trao đổi chất cơ bản
– Vitamin K giúp chống loãng xương dễ xảy ra trong thời kỳ mãn kinh
– Các thành phần chống ung thư như lycopene và axit chlorogenic. Lycopene là một sắc tố đỏ, một loại carotene có trong cà chua. Đây là một chất chống oxy hóa hữu ích giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, bảo vệ da khỏi tia cực tím hoặc các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tim.
Nhiều người có thói quen ăn cà chua với đường để tăng thêm vị ngọt, nhưng đường cản trở quá trình hấp thụ vitamin B. Vì vậy bạn không nên ăn cà chua theo cách này.
3.2. Các món ăn chế biến từ chuối
Chuối là nguồn cung cấp chính vitamin B5, vitamin B6, vitamin C, chất xơ và kali rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Đây cũng là một thực phẩm ăn kiêng ngăn ngừa sưng tấy, dễ tạo cảm giác no. Ngoài ra, chuối chứa lượng kali cao gấp 4 lần táo nên có vai trò giải phóng natri ra khỏi cơ thể.
3.3. Các món chế biến từ rau bina
Rau bina được biết đến là một loại rau giàu vitamin và khoáng chất, như vitamin B2, vitamin B9, vitamin C, sắt, canxi và magie. Trong số các chất dinh dưỡng của rau bina, axit folic là một thành phần thiết yếu trong quá trình tổng hợp DNA.
Axit folic không đủ sẽ làm tăng nồng độ homocysteine trong huyết thanh, ảnh hưởng đến bệnh xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch.
3.4. Các món chế biến từ cá
Thịt cá chứa nhiều protein và canxi, cũng như axit béo không bão hòa. Những thành phần này có thể giúp phân hủy cholesterol, làm mạch máu khỏe mạnh hơn và giảm đau đầu. Không cần lo lắng khi chọn cá nước ngọt hay cá biển, vì dinh dưỡng của chúng đều rất tốt.
Bạn nên ăn cá hấp để giữ được chất dinh dưỡng và không ăn cá với quá nhiều gia vị.
3.5. Các món chế biến từ gan lợn
Gan là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng và giải độc quan trọng trong cơ thể động vật, rất giàu chất dinh dưỡng. Gan là một trong những thực phẩm bổ máu người bệnh rối loạn tiền đình nên sử dụng.
3.6. Các món bổ sung hạnh nhân
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng magie trong hạnh nhân có thể làm giãn mạch máu và ngăn ngừa chứng đau đầu. Muốn tăng lượng magie thì bạn nên ăn nhiều hạt điều, gạo lứt, hạnh nhân, mơ khô, chuối, bơ và các loại thực phẩm khác.
3.7. Các món ăn từ dưa hấu
Mất nước là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau đầu. Dưa hấu không chỉ nhiều nước mà còn cung cấp cho cơ thể các nguyên tố khoáng chất quan trọng như magie, có tác dụng ngăn ngừa đau đầu.
3.8. Các món chế biến từ gạo lứt
Gạo lứt là một thực phẩm sức khỏe tự nhiên giàu khoáng chất cần thiết và là một nguồn cung cấp protein dồi dào. Nó chứa một lượng lớn magie và không chứa gluten. Vì vậy hầu hết mọi người có thể ăn gạo lứt tùy ý.
Gạo lứt cũng rất giàu chất xơ và polyphenol, giúp giảm và ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nó còn chứa selen để duy trì một trái tim khỏe mạnh và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao, bệnh mạch máu. Theo nghiên cứu, gạo lứt chứa khoảng 43mg magie trên 100g.
3.9.Các món chế biến từ cải bó xôi
Magie có thể được tìm thấy với một lượng lớn trong các loại rau lá xanh như cải bó xôi. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A, C, E và K. Đây cũng là một nguồn giàu axit béo omega-3 và axit folic có nguồn gốc thực vật, có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và loãng xương.
Cải bó xôi đồng thời chứa lutein, một hợp chất được biết đến để chống lại sự thoái hóa điểm vàng. Rau bina chứa khoảng 79 mg magie trên 100 gam.
3.10. Các món từ quả bơ
Bơ là một loại thực phẩm cung cấp vô số lợi ích cho sức khỏe đến mức nó được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trái cây. Nó chứa hơn 20 khoáng chất, vitamin và axit béo không no tốt cho sức khỏe như kali, chất xơ, vitamin C dồi dào. Vì vậy, thường xuyên ăn bơ bạn có thể ngăn ngừa huyết áp cao, đột quỵ, đau tim, bệnh thận, … do thiếu kali. Trái bơ chứa khoảng 29mg magie trên 100g.
3.11. Các món chế biến từ hạt bí ngô
Hạt bí ngô là thực phẩm ngon và bổ dưỡng vì nó có một hợp chất bảo vệ được gọi là sterol thực vật. Hạt bí ngô cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tuyến tiền liệt phì đại. Nó có thể được thêm vào món tráng miệng hoặc rắc lên các loại thực phẩm khác nhau để dễ tiêu thụ.
3.12. Các món chế biến từ đậu đỏ
Đậu đỏ chứa vitamin B, giúp tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, cải thiện tình trạng mệt mỏi, giảm đau đầu và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, nó giúp natri được thải tốt, giảm huyết áp, loại bỏ các chất ô nhiễm bằng cách loại bỏ các gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể.
3. Rối loạn tiền đình nên tránh ăn món gì?
Bên cạnh việc quan tâm rối loạn tiền đình ăn món gì, chúng ta cũng cần chú ý đến thực phẩm cần tránh.
– Người bệnh mắc chứng rối loạn tiền đình nên tránh thực phẩm có chứa tyramine, một loại axit amin. Hấp thụ quá nhiều tyramine có thể làm co mạch máu và tăng huyết áp, có thể làm tăng các triệu chứng đau đầu, rối loạn tiền đình. Vì tyramine xuất hiện nhiều trong các thực phẩm lên men như rượu vang và pho-mát.
– Không nên uống rượu bia nếu bạn bị rối loạn tiền đình. Bởi ượu làm tăng lưu lượng máu lên não và bài tiết nước ra ngoài, gây ra tình trạng mất nước, gây đau đầu. Đặc biệt, bia có chứa tyramine nên uống quá nhiều có thể khiến cơn đau đầu trở nên trầm trọng hơn.
– Tránh thực phẩm có chứa caffeine, chẳng hạn như sôcôla hoặc cà phê. Tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thể khiến cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn tiêu thụ nhiều caffeine hàng ngày và đột ngột ngừng, cơn đau đầu của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy tốt là nên giảm dần lượng uống của bạn mỗi ngày.
Trên đây là một số lời khuyên trả lời cho câu hỏi rối loạn tiền đình ăn món gì để nhanh cải thiện tình trạng bệnh. Lưu ý, những kiến thức trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Để phát hiện sớm và cải thiện bệnh đúng cách, bền vững, bạn nên đi khám và thực hiện theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.