Ra máu khi mang thai là mối quan ngại phổ biến mà nhiều mẹ bầu đang phải đối mặt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
Khoảng 20% phụ nữ cho biết họ đã trải qua hiện tượng ra máu trong 12 tuần đầu thai kỳ. Hiện tượng này xảy ra sớm trong thai kỳ và thường ra ít hơn so với kinh nguyệt. Ngoài ra, màu sắc của máu cũng thay đổi từ hồng sang đỏ hay nâu.
Menu xem nhanh:
1. Những nguy hiểm nếu mẹ bị ra máu khi mang thai
Xuất huyết âm đạo trong thời kỳ mang thai dùng để chỉ chung hiện tượng ra máu từ âm đạo. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể từ khi thụ thai đến cuối thai kỳ.
Xuất huyết nhẹ, hay có đốm máu, trong suốt thai kỳ là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thông thường, đây không phải hiện tượng đáng báo động.
Chảy máu tức là ra nhiều máu hơn. Nếu gặp tình trạng này, mẹ bầu phải dùng đến băng vệ sinh để giữ máu lại. Mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để biết được nguyên nhân.
Thật không may, ra máu trong giai đoạn đầu thai kỳ có thê là dấu hiệu của sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Trong cả 2 trường hợp, mẹ bầu sẽ thấy đau bụng, đau vùng chậu và bị chuột rút.
Sảy thai sớm thường diễn ra khi thai nhi không phát triển đúng cách và mẹ sẽ bị ra máu ồ ạt.
Đối với hiện tượng thai ngoài tử cung (bào thai phát triển bên ngoài tử cung của mẹ), thai nhi sẽ không thể lớn được đến lúc chào đời. Lúc này sẽ có hiện tượng ra máu đen khi mang thai.
Thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ, vì vậy, trường hợp này cần được bác sĩ can thiệp càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị ra máu trong thai kỳ nếu đang mang song thai. Có trường hợp thai sinh đôi sẽ ngừng phát triển và tiêu biến cùng nhau. Đây là hiện tượng biến mất thai đôi và nó có thể gây chảy máu ở mẹ.
Một nguyên nhân hiếm hoi gây ra máu ở mẹ là chửa trứng. Hiện tượng này ra khi trứng đã được thụ tinh phát triển bất thường, không hình thành thai nhi. Mẹ bị chửa trứng cần được điều trị ngay bởi nó nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị ra máu do tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như bị ngã.
Nếu bị ra máu khi mang thai, mẹ cần được chăm sóc nhiều hơn. Ra máu làm tăng nguy cơ các biến chứng xảy ra sau này trong thai kỳ, đặc biệt nếu mẹ bị ra máu nhiều vào tam cá nguyệt thứ hai. Các biến chứng bao gồm sinh non, sinh con thiếu cân…
Ra máu khi mang thai tháng cuối thì hiếm hơn, nhưng chắc chắn sẽ nguy hiểm hơn
2. Hiện tượng ra máu nâu khi mang thai
Ra máu nâu khi mang thai thường khiến nhiều mẹ bầu hoang mang, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là:
Ra máu khi trứng được thụ tinh đang làm tổ, đào sâu vào niêm mạc mạch máu của tử cung.
Khi mang thai, cổ tử cung của mẹ có lượng máu nhiều hơn cho nên dễ xảy ra hiện tượng chảy máu. Nếu cổ tử cung bị kích ứng trong thời gian này, mẹ có thể gặp hiện tượng ra máu nâu. Điều này có thể xảy ra tại bất thời điểm nào trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân kích cứng có thể do quan hệ tình dục, bác sĩ kiểm tra cổ tử cung hoặc bị nhiễm trùng.
Trong một số ít trường hợp, mẹ bị ra máu nâu khi mang thai là do chửa ngoài dạ con. Đây là một trường hợp cần can thiệp y tế kịp thời, nếu không, tính mạng mẹ sẽ bị đe dọa. Mẹ bầu cần đi khám gấp nếu ra máu kết hợp với các triệu chứng: chóng mặt nặng, đau vai, ngất xỉu, đung bụng hoặc vùng chậu.
Ra máu nâu khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu sớm của sảy thai. Nếu ra máu kèm theo hiện tượng chuột rút, tăng lượng máu đỏ tươi, nước phọt ra nhiều từ âm đạo, đau bụng, đau lưng dưới… thì mẹ hãy đến bệnh viện ngay.
Cũng có những trường hợp mẹ bầu bị ra máu khi mang thai nhưng không xác định được lý do, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 1/4 số phụ nữ từng trải qua hiện tượng này trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Nếu các mẹ bầu gặp phải hiện tượng ra máu nhiều khi mang thai, ra máu bất thường, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng giải quyết kịp thời.
Tin liên quan
- Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không
- Cách sử dụng que thử thai
- Mách bạn cách thử thai sớm và chính xác tại nhà
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc