Thực hiện đầy đủ quá trình khám thai định kỳ là một việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ bầu và thai nhi. Trong những buổi khám thai này, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm quan trọng, đồng thời tư vấn, hướng dẫn cho mẹ bầu cách xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Menu xem nhanh:
1. Khám thai là gì?
Khoảng 5 – 7 ngày sau khi test có thai bằng que thử, mẹ bầu nên đi thăm khám thai lần đầu tiên. Đây là buổi khám mở đầu cho một hành trình thai kỳ của mẹ và bé.
Trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày này, mẹ cần chuẩn bị cho mình hành trang cần thiết để có thể tự chăm sóc bản thân và em bé trong bụng. Bên cạnh việc xây dựng lối sống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thì việc thăm khám thai định kỳ cũng vô cùng cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp mẹ tầm soát các bệnh lý nếu có và biết cách xử lý, điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, trong buổi khám thai, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra từ tổng quát cho tới chi tiết để theo dõi được sự phát triển của thai nhi, từ đó tư vấn cho mẹ những thông tin cần thiết.
Do vậy, mẹ bầu cần thường xuyên đi thăm khám thai các mốc tuần quan trọng hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Quy trình khám thai định kỳ bao gồm những bước nào?
Tùy vào tuổi thai, mỗi lần khám thai sẽ bao gồm các bước khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các lần khám thai định kỳ đều tuân thủ theo 9 bước cơ bản sau:
2.1. Quá trình khám thai định kỳ bắt đầu với việc thăm hỏi
Đây là một bước làm vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua trong một buổi khám thai. Bởi điều này sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được thông tin mẹ bầu, làm cơ sở để đưa ra lời khuyên cho mẹ trong suốt thai kỳ. Bước làm này cũng sẽ có sự thay đổi linh hoạt, tùy vào tuần thai đó cần khám gì, làm xét nghiệm gì.
Giai đoạn 3 tháng đầu
Lúc này mẹ mới bắt đầu mang thai, do vậy các bác sĩ sẽ tập trung chủ yếu vào những câu hỏi liên quan đến tiền sử gia đình và các thông tin cá nhân của mẹ. Một số thông tin bác sĩ sẽ hỏi như:
– Họ tên, số tuổi của mẹ.
– Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối nhằm tính ngày dự sinh.
– Tiểu sử bệnh trong gia đình.
– Mẹ mang thai lần mấy.
– Tiền sử mang thai trước đó (nếu có).
– Tình hình sức khỏe của mẹ hiện tại, mẹ có mắc bệnh lý gì không.
…
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ
Lúc này, em bé đã phát triển hơn, do đó bác sĩ sẽ hỏi mẹ những thông tin sau:
– Hiện tượng thai máy của mẹ như nào.
– Chế độ dinh dưỡng, các loại thuốc mà mẹ đang sử dụng.
– Mẹ có thấy các dấu hiệu thai kỳ bất thường nào không.
– Xác nhận lại kết quả của lần khám thai trước.
…
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Thời điểm này, cả mẹ và bé đều đã đi được một chặng đường dài, và giờ là lúc chuẩn bị cho cuộc sinh. Do đó, các bác sĩ sẽ hỏi mẹ:
– Tình hình sức khỏe của mẹ .
– Một số dấu hiệu bất thường mẹ gặp trong thai kỳ.
– Tần suất em bé đạp, chuyển động.
– Xác nhận lại một số kết quả của lần khám thai trước.
2.2. Kiểm tra tổng quát cho mẹ
Ở bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành khám toàn thân cho mẹ. Khám toàn thân bao gồm việc đo các chỉ số cơ thể như: chiều cao, cân nặng, huyết áp,…. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
2.3. Thăm khám sản khoa cho mẹ
Khám sản khoa là bước quan trọng, bao gồm kiểm tra đáy tử cung ra sao, cực của thai nhi hay tim thai có bất thường hay không. Ngoài ra, các bác sĩ cũng kiểm tra xem mẹ bầu có bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hay không, đồng thời tư vấn cho mẹ bầu biện pháp chữa trị sao cho không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
2.4. Thực hiện xét nghiệm
Ở bước khám này, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm một số xét nghiệm cần thiết bao gồm: thử máu, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm (giang mai, HIV,…).
Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác sẽ được chỉ định tùy vào các mốc khám thai như: kiểm tra protein niệu, xét nghiệm sàng lọc dị tật cho thai nhi (double test, triple test, NIPT,…).
Lưu ý trước mỗi buổi khám thai cần xét nghiệm máu, mẹ bầu cần nhịn ăn sáng để cho kết quả chính xác hơn.
2.5. Siêu âm thai
Siêu âm thai là bước khám vô cùng quan trọng, không thể bỏ lỡ trong mỗi buổi khám thai của mẹ bầu. Ở mỗi lần siêu âm thai này, các bác sĩ sẽ kiểm tra được các chỉ số của em bé: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu, chiều dài bàn tay, bàn chân,…Ngoài ra, trong lúc siêu âm thai, bác sĩ sẽ tầm soát được về dị tật ở thai nhi, kiểm tra hình thái xem em bé có phát triển bình thường và đầy đủ bộ phận cơ thể hay không. Ngoài ra, đối với các bước siêu âm thai ở giai đoạn những tuần cuối, siêu âm thai còn giúp kiểm tra xem em bé đã xoay về ngôi thuận hay chưa, có gặp vấn đề gì về dây rốn quấn cổ hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ những lời khuyên, chỉ định quan trọng cho cuộc sinh sắp tới.
2.6. Tư vấn tiêm chủng thai kỳ
Trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần tiêm phòng uốn ván. Mũi tiêm này giúp bảo vệ thai nhi khỏi trực khuẩn gây nhiễm trùng cấp và tử vong. Đối với những mẹ mang thai lần đầu tiên, nên thực hiện tiêm mũi 1 uốn ván vào khoảng sau 20 tuần. Mũi 2 sẽ nhắc lại sau một tháng. Lần có thai tiếp theo, mẹ chỉ cần tiêm phòng 1 mũi uốn ván duy nhất.
2.7. Quá trình khám thai định kỳ – Tư vấn chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại thuốc bổ
Trong thời gian mang bầu, các cấu trúc, chức năng cơ thể của em sẽ dần dần được hình thành. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ giúp hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng đạt chuẩn để làm nền tảng cho em bé phát triển toàn diện.
Ngoài ra, trong suốt thời kỳ mang bầu, mẹ sẽ có thể gặp phải tình trạng ốm nghén kéo dài, gây chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi,…Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như của em bé. Bởi vậy, các loại thuốc bổ sẽ giúp mẹ bù đắp lại những thiếu hụt trong chế độ ăn hàng ngày.
Trong quá trình khám thai, các bác sĩ sẽ giúp mẹ liệt kê một số loại thuốc bổ cần thiết trong thai kỳ như: axit folic, canxi, sắt, vitamin, DHA,…
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ thế nào là một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Tùy vào các chỉ số xét nghiệm của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất nếu mẹ mắc các bệnh lý: tiểu đường thai kỳ, mỡ máu cao,…
2.8. Tư vấn sức khỏe
Bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ lên lịch sinh hoạt cho mẹ bầu trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, bác sĩ cũng tư vấn cho mẹ một số vấn đề sau:
– Chế độ chăm sóc, vệ sinh bầu ngực.
– Chăm sóc sức khỏe phụ khoa.
– Tư vấn chế độ nghỉ ngơi, tư thế ngủ tốt cho em bé.
– Một số loại thuốc cần tránh.
…
2.9. Lưu trữ thông tin, lên lịch hẹn tái khám
Toàn bộ các kết quả từ những bước xét nghiệm trước đó sẽ được lưu lại trong hồ sơ của mẹ bầu để làm tư liệu cho những lần khám tiếp theo. Điều này vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp cả mẹ lẫn bác sĩ theo dõi được sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của em bé.
Sau đó, tái khám (khám định kỳ) là hai điều mà mẹ bầu không thể bỏ qua trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ kết hợp với thời gian biểu của mẹ bầu để có thể đưa ra lịch khám phù hợp nhất.
2.10. Kết luận – Dặn dò
Bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận cuối cùng cho buổi khám của mẹ bầu. Đồng thời, chỉ ra những lưu ý để mẹ bầu và bé được an toàn trong suốt thai kỳ.
3. Một số điều mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi khám thai
– Xác định các thông tin về bản thân: tiền sử bệnh của bản thân, tiền sử bệnh của thành viên trong gia đình,…
– Lên danh sách các câu hỏi cần hỏi
– Nên mặc đồ thoải mái nhất.
Trên đây là những thông tin quan trọng về quá trình khám thai định kỳ mẹ bầu cần ghi nhớ. Nếu mẹ cần tư vấn và đặt lịch khám, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI ngay hôm nay!