Chửa ngoài tử cung cắt 1 bên vòi trứng là một phương pháp điều trị bệnh lý thai ngoài tử cung mang tính dứt điểm và nhanh chóng. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng về vấn đề mang thai trở lại sau khi sử dụng phương pháp này. Vậy khả năng mang thai lại sau khi cắt 1 bên vòi trứng là bao nhiêu phần trăm, cần làm gì để phòng tránh chửa ngoài, hãy cùng đọc bài viết chi tiết bên dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng chửa ngoài dạ con của phụ nữ là như thế nào?
1.1. Bệnh lý chửa ngoài dạ con được định nghĩa như thế nào?
Trong cơ quan sinh sản của phụ nữ, buồng trứng được coi là cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng, là nơi có trách nhiệm sản xuất các noãn bào cũng như sản xuất ra hormone quan trọng đối với sinh lý nữ giới. Hiện tượng thai ngoài tử cung là hiện tượng khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi thai, tuy nhiên không di chuyển và làm tổ tại buồng tử cung mà lại làm tổ ở phía bên ngoài tử cung. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và có phương án điều trị sớm thì sẽ có thể gây ra những biến chứng đe dọa tới sức khỏe cũng như tính mạng của phụ nữ.
1.2. Nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị chửa ngoài tử cung là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ gặp phải bệnh lý chửa ngoài tử cung, tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính có thể kể tới sau đây:
– Phụ nữ bị mắc các bệnh lý có liên quan tới viêm nhiễm vùng kín, viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh có khả năng lây lan qua con đường quan hệ tình dục: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, nhiễm nấm,…
– Phụ nữ có các bệnh phụ khoa nguy hiểm có liên quan tới u như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, bệnh lý nang lạc nội mạc tử cung,…Những bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị cũng sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
– Những người gặp vấn đề đối với các cơ quan sinh dục: dị dạng ống dẫn trứng, ống dẫn trứng bị hẹp, có sẹo,…
– Người đã có tiền sử phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật làm ảnh hưởng tới tử cung, ống dẫn trứng trước đó.
– Chửa ngoài tử cung do đã có tiền sử bị chửa ngoài ở lần trước.
– Phụ nữ bị thay đổi, rối loạn nội tiết tố.
1.3. Những dấu hiệu khi phụ nữ bị bệnh lý chửa ngoài tử cung là gì?
Cũng tương tự như hiện tượng có thai bình thường, phụ nữ cũng sẽ gặp những dấu hiệu cụ thể như: chậm ngày kinh khoảng vài ngày, thử que thử thai thấy hiện lên 2 vạch, cơ thể có dấu hiệu căng tức ngực, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn,…Tuy nhiên, khi bị mang thai ngoài tử cung, bên cạnh các triệu chứng trên, chị em phụ nữ còn có thể gặp phải những dấu hiệu như:
– Đau phần bụng dưới, có thể là âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn.
– Đi kèm với những cơn đau là triệu chứng chảy máu vùng âm đạo bất thường.
– Máu âm đạo cũng sẽ có màu sắc lạ hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
1.4. Bệnh lý chửa ngoài tử cung thường xảy ra ở những đối tượng nào?
Mặc dù bất cứ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản đều có khả năng bị chửa ngoài tử cung, tuy nhiên có một số đối tượng sau có tỉ lệ gặp chửa ngoài cao hơn so với những người khác:
– Nhóm phụ nữ mang thai ở giai đoạn tuổi cao (từ 35 tuổi trở lên).
– Những phụ nữ đã có tiền sử làm các phẫu thuật liên quan tới khu vực xương chậu, bộ phận sinh dục,…
– Những đối tượng có tiền sử nạo phá thai nhiều lần.
– Phụ nữ mắc các bệnh lý về u.
– Người thường xuyên có thời gian dài sử dụng thuốc lá, chất kích thích.
2. Phẫu thuật điều trị bệnh lý chửa ngoài tử cung ở phụ nữ
2.1. Thai ngoài tử cung cắt 1 bên vòi trứng là gì?
Phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng là biện pháp điều trị trong bệnh lý chửa ngoài tử cung. Lúc này, khối thai ngoài đã phát triển lớn lên với kích thước nhất định, gây ra những sự đau đớn cho chị em phụ nữ. Không chỉ vậy, nếu như phôi thai nằm ở vị trí vòi trứng thì còn có khả năng gây tổn thương tới vòi trứng. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng để đảm bảo chấm dứt bệnh lý một cách triệt để và dứt điểm.
Phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng cần phải được thực hiện ở những bệnh viện uy tín, với bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiêm, để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhân.
2.2. Chửa ngoài tử cung phải cắt 1 bên vòi trứng sau này có thai lại được không?
Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm. Trên thực tế là kể cả khi bị cắt 1 bên vòi trứng thì chị em vẫn có thể mang thai lại bình thường. Tuy nhiên, tỉ lệ đậu thai sẽ bị giảm đi so với việc còn đầy đủ 2 bên vòi trứng. Nếu như khi có đủ 2 vòi trứng, tỉ lệ có thai sẽ được đảm bảo 100%, thì khi bị chửa ngoài tử cung cần cắt 1 bên vòi trứng thì tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn hơn 80%.
3. Cần lưu ý gì để phòng tránh khả năng bị chửa ngoài tử cung?
Để có sự phòng tránh và làm giảm thiểu khả năng mang thai ngoài tử cung một cách tốt nhất, chị em cần tuân thủ một số biện pháp như sau:
– Tôn trọng mối quan hệ 1:1, không quan hệ tình dục với nhiều đối tượng.
– Thực hiện quan hệ tình dục có sử dụng các biện pháp an toàn, vừa giúp đảm bảo sức khỏe vừa giúp phòng tránh khả năng mang thai ngoài ý muốn.
– Duy trì chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng, sức khỏe, bổ sung đủ các chất cần thiết.
– Chủ động đi thăm khám phụ khoa theo lịch định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị chửa ngoài tử cung (nếu có).
– Sau khi thực hiện phẫu thuật chửa ngoài tử cung thì nên chủ động kiêng cữ ít nhất 3 tháng trước khi có thai trở lại, nhằm giúp cơ thể và tinh thần ổn định và hồi phục.
– Nên đi thăm khám phụ khoa trước khi có ý định có thai để phòng tránh các bệnh phụ khoa gây nên hiện tượng chửa ngoài.
Liên hệ với Thu Cúc TCI để chúng tôi có thể tư vấn và đặt lịch thăm khám bác sĩ cho bạn nhanh nhất nhé.