Viêm phổi là bệnh hô hấp phổ biến trong mùa lạnh. Bệnh thường diễn ra âm thầm trong giai đoạn đầu và khi diễn biến nặng hơn, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: sốt, người gai rét, khó chịu, ho… Những triệu chứng của bệnh thường dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nên nhiều người bệnh thường chủ quan và không điều trị ngay. Dưới đây là các phương pháp để phòng ngừa viêm phổi khi trời trở lạnh hiệu quả cần biết, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân và gia đình.
Menu xem nhanh:
1. Những thông tin cần biết về bệnh viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm ở nhu mô phổi bởi vi khuẩn. Khi những vi khuẩn – tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vượt qua hàng rào bảo vệ và tấn công đường hô hấp sẽ hình thành bệnh.
Trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bước sang giai đoạn phát triển, người bệnh mới cảm nhận được thông qua: sốt, khó thở, gai người, lạnh…
Nếu để kéo dài, bệnh có thể ảnh hưởng tới phế nang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bệnh có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là bởi:
– Vi khuẩn, virus tấn công
– Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại như: hóa chất, hầm mỏ…
– Tiếp xúc với khói thuốc lá
– Đề kháng cơ thể kém.
Những triệu chứng viêm phổi phổ biến thường gặp bao gồm:
– Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn
– Đau tức ngực
– Khó thở, đặc biệt là khi vận động cơ thể
– Ho liên tục, ho khan, ho có đờm, thậm chí có thể ho ra máu
– Hơi thở có mùi hôi.
2. Hướng dẫn phòng ngừa sớm bệnh viêm phổi
Phổi là cơ quan quan trọng của hệ hô hấp có vai trò trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, Bởi vậy, khi sức khỏe phổi yếu đi có thể dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng hô hấp. Hiện nay, có thể uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi, tuy nhiên cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Dưới đây là những cách để phòng ngừa sớm viêm phổi tại nhà được nhiều người quan tâm:
2.1 Phòng ngừa viêm phổi trong khi trời trở rét lạnh bằng cách giữ nơi ở sạch sẽ
Môi trường sống sạch sẽ có thể giúp bạn hít thở bầu không khí sạch và trong lành hơn, phòng ngừa virus tấn công.
2.2 Phòng ngừa viêm phổi trong khi trời trở rét lạnh bằng cách bỏ thuốc lá
Thuốc lá vốn được biết là thói quen ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nicotin trong thuốc lá vô cùng độc hại với phổi.
Do đó, hãy tránh xa khói thuốc là và bỏ thuốc sớm nhất có thể để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
2.3 Tránh xa chất độc hại
Những hóa chất độc hại có thể kể đến như: chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, sơn… cần hạn chế tiếp xúc tối đa.
Trường hợp bắt buộc phải dùng đến thì cần bảo vệ cơ thể bằng khẩu trang, bao tay…
2.4 Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
Có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua bổ sung chất dinh dưỡng bằng các bữa ăn hàng ngày với: chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất…
Đồng thời nên hạn chế những món ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, rượu bia, cà phê, nước ngọt… Những đồ ăn chứa quá nhiều muối hoặc đường cũng cần hạn chế.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung nhiều nước mỗi ngày để cơ thể luôn đủ nước, bạn có thể thay thế nước lọc bằng nước ép trái cây hoặc rau củ tươi không đường.
2.5 Bảo vệ cơ thể không nhiễm lạnh
Khi thời tiết rét lạnh, cơ thể dễ bị tổn thương nên cần lưu ý giữ ấm khi ra ngoài, đặc biệt ở phần cổ. Nếu bạn ở trong điều kiện thời tiết ấm và đột ngột di chuyển ra nơi lạnh hơn, cần chuẩn bị đủ áo ấm, bao tay, tất… để bảo vệ cơ thể. Hãy giữ đôi bàn tay và đôi chân thật ấm áp.
Đồng thời, khi ở trong nhà, nên đóng cửa kín để tránh gió lạnh lùa vào nhà và hạn chế tối đa tắm ở phòng tắm lạnh, đặc biệt là tắm đêm.
2.6 Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Để ngăn chặn và phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, bạn nên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt sau khi đi vệ sinh.
Virus và vi khuẩn gây bệnh thường lây qua tiếp xúc nên nếu bạn cần tiếp xúc với nhiều người hoặc sống trong môi trường có nhiều nguy cơ mầm bệnh thì cần: giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, sử dụng xịt khuẩn…
2.7 Thiết lập chế độ sống cân bằng, khoa học
Hãy đảm bảo có chế độ ăn đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ viêm phổi. Lưu ý uống nhiều nước hoặc nước trái cây tươi.
Đồng thời nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức khỏe thể chất để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.
2.8 Thăm khám ngay khi có triệu chứng viêm phổi
Khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh viêm phổi thì cần đi khám và điều trị ngay lập tức để bệnh được điều trị dứt điểm ngay từ sớm, hạn chế nguy cơ biến chứng xảy ra.
Đồng thời, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi mà không có chỉ định bởi điều này có thể khiến ảnh hưởng tới điều trị hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trường hợp nếu sốt cao, người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau, tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài trên 3 ngày thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, những bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền như: cao huyết áp, đái tháo đường… thường hệ miễn dịch kém và có nguy cơ viêm phổi cao hơn người bình thường. Trường hợp này bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêm vắc xin phòng viêm phổi sớm.
Khác với các bệnh hô hấp thông thường, đa số chúng ta có thể mắc bệnh do virus nhiều hơn khi trời trở lạnh, trong đó có bệnh viêm phổi. Bệnh viêm phổi khi trời trở lạnh là căn bệnh phổ biến khiến nhiều người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ đối diện với biến chứng.
Bạn hãy trang bị thêm kiến thức để phòng ngừa sớm nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân.