Phẫu thuật ung thư trực tràng đặt hậu môn nhân tạo

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Trên thế giới hiện nay có hơn 1,3 triệu người có hậu môn nhân tạo hay còn gọi là lỗ mở thông ra da. Hậu môn nhân tạo được chỉ định trong nhiều trường hợp, trong đó có các bệnh nhân ung thư trực tràng. Cùng tìm hiểu cụ thể về phẫu thuật ung thư trực tràng đặt hậu môn nhân tạo qua bài viết dưới đây.

1. Hậu môn nhân tạo là gì?

Mở hậu môn nhân tạo là tạo một lỗ mở thông ra da của đại tràng nhằm mục đích dẫn lưu bộ phận ra ngoài thay thế hậu môn thật. Phân sẽ đi trực tiếp qua lỗ mổ thông này và đổ vào một túi chứa phân (hay còn gọi là túi hậu môn nhân tạo).

Hậu môn nhân tạo thường được sử dụng trong điều trị một số loại bệnh liên quan đến đại trực tràng như viêm loét trực tràng chảy nhiều máu, viêm túi thừa đại tràng, rò trực tràng – âm đạo hay rò trực tràng – bàng quang, ung thư đại trực tràng và các chấn thương, một số rối loạn chức năng khác…

Hậu môn nhân tạo thường được đặt tại các vị trí như sau:

  • Vùng thành bụng phẳng (để dễ dán túi)
  • Không gần sẹo cũ, chỗ gồ xương
  • Không nằm ngay vị trí thắt lưng quần
  • Vị trí dễ quan sát dễ chăm sóc

2. Khi nào bệnh nhân ung thư trực tràng cần sử dụng hậu môn nhân tạo?

Trong điều trị ung thư trực tràng, hậu môn nhân tạo được chỉ định sử dụng khi ung thư phát triển đến giai đoạn muộn và không còn khả năng phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Trong một số trường hợp khi trực tràng của người bệnh bị tổn thương hay quá yếu, hậu môn nhân tạo sẽ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó các đầu của ruột sẽ được nối lại với nhau khi đã hồi phục và bệnh nhân có thể đại tiện bình thường.

phẫu thuật ung thư trực tràng đặt hậu môn nhân tạo

Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn muộn thường được chỉ định sử dụng hậu môn nhân tạo.

Thông thường, hậu môn nhân tạo bắt đầu ra phân vào ngày thứ 2 – 3 sau mổ, đầu tiên là hơi và dịch nhầy lẫn ít máu, sau đó là phân lỏng rồi phân đặc ra túi hậu môn nhân tạo. Hậu môn nhân tạo bình thường có màu đỏ nhạt hay màu hồng và ánh nước, không đau khi sờ hay chạm vào. Hậu môn nhân tạo có thể phù nề trong 3 – 5 ngày đầu. Bệnh nhân sẽ được xuất viện sau 5 – 7 ngày hoặc khi tình trạng sức khỏe tạm ổn định, hay khi người bệnh có thể tự chăm sóc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital