Cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Khi nào cần cắt thắng lưỡi cho trẻ và chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi như thế nào? Mẹ đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Phẫu thuật dính thắng lưỡi hay còn gọi là dính phanh lưỡi. Đây là tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Dính thắng lưỡi có thể gặp ở mức dính thắng lưỡi nhiều (còn gọi là dính thắng lưỡi hoàn toàn) hoặc dạng dính thắng lưỡi nhẹ (còn gọi là dính thắng lưỡi một phần do thắng lưỡi ngắn). Tùy từng mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi. Vậy khi nào cần cắt dính thắng lưỡi và chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi như thế nào. Bạn có thể tham khảo dưới bài viết sau.

1. Các mức độ dính thắng lưỡi

Dính phanh lưỡi ở trẻ em gồm 4 mức độ.

Dính phanh lưỡi ở trẻ em gồm 4 mức độ.

Dính thắng lưỡi gồm 4 mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:

– Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm

– Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm

– Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm

– Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm

2. Khi nào cần phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ tùy thuộc vào từng mức độ dính của thắng lưỡi của trẻ.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ tùy thuộc vào từng mức độ dính của thắng lưỡi của trẻ.

Việc chỉ định phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ tùy thuộc vào từng mức độ dính của thắng lưỡi mà bác sĩ Nhi khoa, có thể phối hợp với bác sĩ răng hàm mặt để chẩn đoán và đưa ra chỉ định cắt thắng lưỡi. Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Dính lưỡi độ 3 và độ 4.

– Dính lưỡi độ 1 và độ 2 có thêm các biểu hiện lâm sàng và rối loạn chức năng lưỡi sau: khó bú, khó phát âm, khó nuốt, không có khả năng cong lưỡi lên môi trên hoặc môi dưới. Lưỡi không có khả năng cong chạm vòm miệng khi há miệng thè lưỡi ra ngoài đầu lưỡi bị chẻ hình chữ V.

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện dính thắng lưỡi, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm tại cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để con được chẩn đoán và chọn lựa phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật cho bé.

3. Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi

Trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi cần được bổ sung dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi cần được bổ sung dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Thông thường, sau phẫu thuật, tại chỗ cắt dính lưỡi thường có vết màu trắng, đó là diễn biến bình thường sau mổ bằng laser, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, các hiện tượng này sẽ hết và vết tổn thương sẽ lành sau một vài tuần.

3.1. Chế độ dinh dưỡng

+ Cần theo dõi chăm sóc trẻ, không cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

+ Sau phẫu thuật trẻ có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội.

3.2. Vệ sinh miệng sau ăn và tập vận động lưỡi

+ Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng

+ Trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.

+ Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên. Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.

Trên đây là những thông tin về phẫu thuật dính thắng lưỡi và cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi để các bậc phụ huynh tham khảo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital