Viêm amidan ở có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm nên cần được chỉ định điều trị kịp thời để bảo toàn sức khỏe tối ưu cho trẻ. Tìm hiểu ngay về phẫu thuật cắt amidan ở trẻ em được áp dụng hiện nay ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Viêm amidan là gì?
Amidan là tổ chức lympho ở họng, đảm nhiệm vai trò miễn dịch tại chỗ, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Mặc dù vậy, nếu số vi khuẩn, virus xâm nhập quá nhiều hoặc miễn dịch kém thì amidan tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm là rất lớn. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc viêm amidan hơn cả do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.
Các thể viêm amidan thường gặp ở trẻ nhỏ bao gồm: Viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính (viêm amidan thể xơ teo, viêm amidan quá phát)
1.1. Dấu hiệu viêm amidan
Nhận biết sớm các triệu chứng viêm amidan ở trẻ là việc vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể điều trị kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, mọi người cần cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường như sau:
– Đau rát họng
– Amidan đỏ tấy
– Có vết loét trong cổ họng
– Sốt cao
– Nuốt vướng
– Khó thở
– Buồn nôn
– Người mệt mỏi
– Trẻ bị sốt cao
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Cấu trúc của amidan có nhiều khe, hốc, là môi trường thuận lợi để các tác nhân gây bệnh có thể trú ngụ và tấn công vòm họng của người bệnh. Những tác nhân chính thường gây ra viêm amidan ở trẻ đó là các loại virus, vi khuẩn… Một số loại nấm hay ký sinh trùng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường dễ mắc viêm amidan khi vệ sinh cá nhân kém, không khoa học, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước kém đảm bảo, trẻ không được bổ sung đủ chất khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém… Vì vậy, việc xây dựng một chế độ sống lành mạnh là vô cùng quan trọng để trẻ có một sức khỏe tốt, phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
1.3. Biến chứng của bệnh
Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề như:
– Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy họng hoặc áp-xe amidan
– Biến chứng kế cận: Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản…
– Biến chứng toàn thân: Viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết….
Những biến chứng này không chỉ khiến sức khỏe của trẻ giảm sút mà còn có thể đe dọa tới tính mạng, nếu trẻ không được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách.
2. Phẫu thuật cắt amidan ở trẻ em
2.1. Trường hợp cần phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị amidan được đánh giá cao về tính hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Phương pháp này được áp dụng khi trẻ thuộc các trường hợp sau:
Phẫu thuật amidan khi:
– Viêm amidan ở trẻ thường xuyên tái phát > 5 lần/năm, điều trị bằng phương pháp nội khoa không đạt hiệu quả.
– Viêm Amidan quá phát, khiến trẻ gặp phải tình trạng nuốt vướng, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ…
– Viêm amidangây ra các biến chứng tại chỗ đối với trẻ nhỏ như áp – xe quanh amidan…
– Viêm amidan dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm xoang…
– Trẻ có khối u amidan nghi ngờ ác tính, bác sĩ thực hiện phẫu thuật để làm sinh thiết.
2.2. Phẫu thuật bằng dao Plasma
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật amidan khác nhau nhưng tiên tiến phải kể tới chính là phẫu thuật bằng công nghệ Plasma Plus. Phương pháp này được đánh giá cao nhờ những ưu điểm nổi trội như sau:
– Dao Plasma có thiết diện mỏng, dễ dàng uốn cong để bác sĩ có thể thao tác trong môi trường cổ họng hẹp.
– Nhiệt lượng dao khá thấp, giúp giảm thiểu nguy cơ gây bỏng rát niêm mạc họng của người bệnh trong quá trình phẫu thuật.
– Bác sĩ dễ dàng thao tác cắt, đốt mà không xâm lấn hoặc làm tổn thương các niêm mạc khỏe mạnh.
– Có chức năng hàn mạch, hàn gắn mạch máu dưới 1mm nên có thể giảm tình trạng chảy máu trong quá trình thao tác
– Phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh trong quá trình mổ.
– Hiệu quả điều trị cao, thời gian lành thương sau khi mổ cũng diễn ra nhanh chóng, an toàn đối với trẻ nhỏ.
Phẫu thuật là kỹ thuật tương đối phức tạp, cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao. Do đó, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng phác đồ.
3. Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ
Để phòng ngừa mắc viêm amidan hoặc viêm amidan tái phát ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới các vấn đề sau:
– Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi ra đường hoặc tới những nơi đông ngừa để phòng ngừa mắc các bệnh đường hô hấp trên như viêm amidan.
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay đúng cách sau khi ở bên ngoài trở về nhà, trước khi ăn uống hoặc sau khi đi vệ sinh.
– Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh và thoáng mát để trẻ có thể nghỉ ngơi thoải mái, an toàn.
– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người hoặc trẻ đang mắc các bệnh lý tai mũi họng, các bệnh có khả năng lây truyền cao.
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gia tăng nguy cơ gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm…
– Vệ sinh mũi, họng thường xuyên cho trẻ có thể hỗ trợ loại bỏ, ngăn chặn tác nhân gây bệnh tấn công.
– Thường xuyên hướng dẫn trẻ tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng khả năng trao đổi chất và củng cố sức đề kháng.
– Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tạo hàng rào miễn dịch, giúp trẻ có thể chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
– Khám tổng quá định kỳ cho trẻ để kiểm soát tình trạng sức khỏe, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm từ sớm.
Như vậy có thể thấy răng, phẫu thuật cắt amidan ở trẻ em là một trong những giải pháp được đánh giá cao với khả năng điều trị viêm amidan triệt để, an toàn. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám kịp thời đẻ bác sĩ đánh giá và tư vấn điều trị phù hợp nhất, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.