Những thắc mắc thường gặp về xét nghiệm virus HP

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Xét nghiệm virus HP là gì? Xét nghiệm được chỉ định cho đối tượng nào? Liệu xét nghiệm HP có chính xác không?… Nếu bạn đang phân vân đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi nói trên, hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

1. Hiểu đúng về xét nghiệm virus HP

Để có thể tìm hiểu về những vấn đề xung quanh xét nghiệm HP, trước tiên chúng ta cần phải hiểu đúng về khái niệm: xét nghiệm HP.

1.1. Có hay không khái niệm xét nghiệm virus HP?

Trên thực tế, phương pháp xét nghiệm, kiểm tra virus HP không tồn tại vì về bản chất HP là tên gọi của 1 loại vi khuẩn. Do đó, về phương diện dịch tễ học, chúng ta sẽ chỉ có phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP. Cách gọi nhầm này là kết quả của việc rất nhiều người không biết chính xác tên gọi của khuẩn HP và có sự nhầm lẫn giữa vi khuẩn – virus.

Có một số khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn và virus mà chúng ta cần nắm được. Đầu tiên, kích thước của virus nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 – 100 lần. Các vi khuẩn có thể đem đến lợi ích cho con người nhưng các virus nhìn chung không có lợi ích nào. Chủ yếu virus được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu về công nghệ gen. Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đa phần chỉ xảy ra tại một hay một vài vị trí trên cơ thể, trong khi virus thường gây nhiễm trùng toàn thân.

xét nghiệm virus HP ở đâu

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh đường ruột

1.2. Hiểu lầm thường gặp về xét nghiệm virus HP

Bên cạnh hiểu nhầm về việc phân biệt giữa virus và vi khuẩn HP, nhiều người còn cho rằng vi khuẩn HP và virus HPV là một, do đó xét nghiệm kiểm tra virus HP cũng chính là để sàng lọc virus HPV ở người.

HP là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người, là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh lý đường ruột như viêm loét dạ dày, tá tràng… hay có thể dẫn tới ung thư. Virus HPV có nhiều chủng loại và được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh STD (bệnh lây qua đường tình dục). Một số chủng nguy hiểm của virus HPV có thể gây bệnh ở bên trong cơ quan sinh dục, gây nên các loại ung thư ở cổ tử cung, hậu môn và một số bộ phận sinh dục khác.

Có một số trường hợp khi tra cứu có thể gõ thiếu ký tự khiến gây ra việc hiển thị nhầm kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ loại bỏ sai sót này và tập trung cung cấp các kiến thức về xét nghiệm vi khuẩn HP tới bạn đọc.

2. Một số cách xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP

2.1.  Test vi khuẩn HP bằng hơi thở

Xét nghiệm này là một bài kiểm tra đơn giản, cho phép xử lý hơi thở của bệnh nhân để phát hiện nhiễm khuẩn HP. Với ưu điểm là không xâm lấn, cách thực hiện đơn giản nên xét nghiệm vi khuẩn HP qua đường thở được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Nhiều đối tượng đặc biệt nhạy cảm như người cao tuổi, trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng thực hiện xét nghiệm này.

Phương pháp test vi khuẩn HP bằng hơi thở thường được chỉ định để đánh giá hiệu quả điều trị với những đối tượng đã chữa trị vi khuẩn HP. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm, người tham gia xét nghiệm phải nhịn ăn uống 4-6 tiếng trước khi làm test. Đặc biệt, nếu có sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh thì bạn cần dừng uống thuốc 4 tuần trước khi làm xét nghiệm. Với một số loại thuốc khác, nhân viên y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể nếu nhận thấy những loại thuốc bạn đang dùng có khả năng ảnh hưởng tới độ chính xác của bài test.

giá xét nghiệm virus HP

Test vi khuẩn HP bằng hơi thở có quy trình thực hiện tương tự như khi kiểm tra nồng độ cồn

2.2. Xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn HP

Khi người bệnh có nhiễm khuẩn HP, cơ chế đề kháng của cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn HP. Loại kháng thể này tồn tại ở trong máu và có khả năng phát hiện được thông qua xét nghiệm máu

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm này thường có khả năng dương tính cao, không có nhiều giá trị khi muốn đánh giá khả năng nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh tại một cơ quan nhất định trên hơn thể. Nguyên nhân vì vi khuẩn HP có thể tồn tại trong cơ thể con người ở nhiều khu vực khác nhau nhưng lại hoàn toàn không gây bệnh. Ví dụ, bạn muốn kiểm tra khả năng vi khuẩn HP gây loét dạ dày, nhưng nếu cơ thể có khuẩn HP ở khoang miệng thì kết quả dương tính lúc này không thể khẳng định 100% nguyên nhân loét dạ dày là do có khuẩn HP tại đường ruột. Lý do thứ hai là trong trường hợp vi khuẩn HP đã bị tiêu diệt hết sau quá trình điều trị nhưng kháng thể kháng HP giảm rất chậm sau đó, có thể dẫn tới làm sai lệch kết quả xét nghiệm. 

thực hiện xét nghiệm virus HP

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP có độ chính xác không cao

2.3. Nội soi dạ dày xét nghiệm HP

Trên thực tế, nội soi được xếp vào danh mục chẩn đoán hình ảnh, tuy nhiên nội soi thường được kết hợp cùng sinh thiết để xét nghiệm các mẫu mô của tổn thương bên trong đường ruột. Vì vậy, nội soi cũng có thể được xếp vào danh mục các phương pháp xét nghiệm tìm kiếm khuẩn HP.

Với phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát được tổn thương bên trong cơ quan tiêu hóa và lấy được mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm. Thời gian cho kết quả cũng khá nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Hiện nay, nhiều đơn vị đã sử dụng ống nội soi mềm để giảm cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Việc xét nghiệm là cần thiết khi bạn bị đau dạ dày hoặc có các triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa như đau bụng, ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn… Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ có những chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp cho người bệnh. Do đó, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital