Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt thường cho thấy bạn đang khỏe mạnh và không có gì phải đáng lo ngại. Nhưng khi nước tiểu có màu vàng đậm thì có thể do một tác nhân khác gây nên. Bài viết dưới đây điểm mặt một số tác nhân gây nước tiểu vàng đậm bạn đọc nên lưu ý.
Menu xem nhanh:
1. Nước tiểu chuyển màu vàng đậm có nguy hiểm không?
Thông thường nước tiểu có màu vàng nhạt bởi những sắc tố từ uroflavin và một lượng ít urobilin (urochrome), uroerythrin. Những sắc tố này xuất phát từ việc trao đổi chất của cơ thể và màu vàng nhạt cho thấy sức khỏe của bạn đang ổn định.
Khu bạn uống đủ nước, nước tiểu cũng có thể có màu vàng nhạt và nếu bạn uống quá ít nước, nước tiểu cũng có thể cô đặc lại và chuyển sang màu sậm hơn.
Nước tiểu màu vàng đậm có thể xảy ra do thiếu nước hoặc một số bệnh lý về tiết niệu(bệnh thận, niệu quản, bàng quang…) hoặc một số vấn đề về gan mật dẫn tới nồng độ bilirubin ở ruột tăng hoặc giảm bất thường khiến tăng bài tiết nước tiểu.
2. Những nguyên nhân dẫn tới nước tiểu chuyển màu vàng đậm
Một vài trường hợp, ngay cả khi bạn khỏe mạnh, nước tiểu cũng có sự thay đổi từ trong đến vàng nhạt sang vàng đục, nếu bạn uống ít nước, do uống thuốc hoặc ảnh hưởng của một vài loại thực phẩm có dầu, gia vị và thịt, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng đục.
Ngoài ra, triệu chứng nước tiểu vàng đậm còn có thể do một số nguyên nhân như sau:
2.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu – Tác nhân gây ra nước tiểu vàng đậm phổ biến
Vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập và gây bệnh bên trong đường tiết niệu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể có cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu.
2.2 Viêm niệu đạo do lậu
Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Thậm chí nặng hơn là tiểu có mủ. Cần đến cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
2.3 Tiểu phosphate
Đây là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thỉnh thoảng buổi sáng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo, để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và người đó uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.
2.4 Cơ thể không được cung cấp đủ nước
Khi cơ thể thiếu nước thì nước tiểu có thể chuyển từ vàng nhạt thành vàng đậm. Đồng thời bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, chóng mặt, môi khô, da và miệng nứt nẻ, táo bón…
2.5 Do thực phẩm có màu
Nếu bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm có màu như: quả mâm xôi, nước cam, củ dền đỏ, củ cải đường, đại hoàng… có thể khiến nước tiểu chuyển màu vàng đậm và mùi nước tiểu cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
2.6 Do dùng nhiều thuốc – Tác nhân gây ra nước tiểu vàng đậm thường gặp
Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu màu vàng đục. Ví dụ như người bệnh uống các loại thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.
Trên đây là một số tác nhân gây nên hiện tượng nước tiểu có màu vàng đậm, nếu thấy xuất hiện triệu chứng này bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
3. Cách khắc phục đi tiểu nhiều nước tiểu màu vàng đậm
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Khi nước tiểu có màu vàng đậm do vấn đề ăn uống, bạn có thể thay đổi chế độ ăn hàng ngày để cải thiện như:
– Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể uống nhiều nước lọc, nước hoa quả… và hạn chế uống nước đêm để ít đi tiểu đêm nhiều lần, qua đó hạn chế bệnh tiết niệu và giúp cơ thể đào thải tốt, tránh cô đặc nước tiểu.
– Bổ sung nhiều loại trái cây và rau củ tươi trong bữa ăn, hạn chế những thực phẩm có thể làm biến màu nước tiểu như cà rốt, củ dền, mâm xôi…
– Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng với đi bộ, chạy bộ, tập yoga, bơi lội… để tăng cường sức khỏe
– Nếu dùng thuốc điều trị khiến nước tiểu đổi màu thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để khắc phục sớm.
3.2. Sử dụng thuốc điều trị hợp lý
Đối với các trường hợp nước tiểu đổi màu do các bệnh lý thì cần sử dụng thuốc phù hợp hoặc sử dụng phương pháp khác, đặc biệt với các trường hợp như sau:
– Sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau trong điều trị viêm tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu
– Các loại thuốc điều trị suy giảm chức năng thận hoặc suy thận
– Truyền máu hoặc thiếu máu tan huyết
– Điều trị viêm gan virus với một số loại thuốc.
Khi tình trạng nước tiểu màu vàng đậm kéo dài, bạn không nên chủ quan mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách khắc phục phù hợp bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần điều trị sớm.