Những lưu ý cần biết về bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Thiếu máu cơ tim cục bộ là bệnh lý có tác động trực tiếp đến chức năng bơm máu của tim. Tình trạng này thường gây ra những cơn đau và thiếu máu toàn thân. Theo một vài thống kê về y tế thì đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hơn 17 triệu ca tử vong hàng năm.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi cơ tim (một phần) không được cung cấp đủ lượng máu. Nguyên nhân có thể đến do một hay nhiều mạch máu nuôi tim bị nghẽn hay hẹp. Đây có thể là tình trạng bị kéo dài hoặc cấp tính.

Đối với bệnh lý cấp tính chủ yếu là do bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành. Điều này làm cho oxy và những dưỡng chất cần thiết cung cấp đến tim giảm đi. Từ đó gây ra các cơn đau thắt tăng dần ở ngực. Trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài thường đến từ xơ vữa hay tắc mạch máu. Thiếu máu, oxy kéo dài làm các hoạt động của tim bị ảnh hưởng khá nhiều. Cục máu đông khi đó sẽ làm tắc mạch máu và gây nhồi máu cơ tim.

Thường khi các mảng xơ vữa nếu mới xuất hiện thì nó sẽ chưa tác động gây hẹp lòng mạch quá nhiều. Vì vậy ở giai đoạn đầu mức độ thiếu máu chưa quá nặng nên người bệnh đa phần chưa phát hiện ra. Dần dần các mảng xơ vữa dày lên làm mạch máu hẹp lại sẽ khiến các triệu chứng ngày một rõ rệt. Nhiều khi, các cơn co thắt vành đột ngột cũng có thể khiến giảm lượng máu đến tim và gây ra bệnh.

Thiếu máu cơ tim cục bộ đang có xu hướng ngày một trẻ hóa

Thiếu máu cơ tim cục bộ đang có xu hướng ngày một trẻ hóa

Những đối tượng có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh lý này bao gồm:

– Người bị bệnh lý nền về huyết áp, tiền sử bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành.

– Bệnh nhân của đái tháo đường, bệnh thận hay mỡ máu.

– Người lạm dụng bia rượu, thuốc lá hàng ngày.

– Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là nhóm người có độ tuổi dưới 45.

2. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh lý cần chú ý

Đau thắt ngực được đánh giá là triệu chứng hàng đầu và điển hình của bệnh lý. Đây là cơn đau khá đặc trưng và dễ nhận biết. Cảm giác đó là sự chèn ép và đau gần như bị bóp nghẹt ở tim. Bệnh nhân có thể thấy được ở 2 thể: đau thắt ngực ổn định và không ổn định. Đặc biệt mỗi thể sẽ có mức độ và tần suất cơn đau khác nhau.

2.1. Thiếu máu cơ tim cục bộ – cơn đau thắt ngực ổn định

Triệu chứng đau thắt ngực ổn định phổ biến hơn nhiều so với xơ vữa, hẹp thành mạch máu khiến giảm máu đi nuôi tim. Biểu hiện của bệnh lý chỉ xảy ra khi tim phải hoạt động nhiều hơn nhất là lúc cố gắng làm việc.

Đau thắt ngực ổn định là khi những mảng xơ vữa động mạch đang ở mức chưa quá báo động vỡ hay nứt. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ngay sau đó hoặc bất cứ lúc nào. Khi đấy làm hình thành máu đông – nguyên nhân đe dọa tắc mạch máu.

Triệu chứng này sẽ ngày một tăng dần theo thời gian và ảnh hưởng cho sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân rất nhiều. Chỉ khi được can thiệp thông tắc mạch máu thì tình trạng mới dần được cải thiện.

Cơn đau thắt ngực ổn định thường sẽ nặng dần theo thời gian

Cơn đau thắt ngực ổn định thường sẽ nặng dần theo thời gian

2.2. Thiếu máu cơ tim cục bộ – đau thắt ngực không ổn định

Khác so với triệu chứng ở trên, cơn đau thắt ngực không ổn định lại rất khó dự đoán. Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và mức độ đau cũng khó để xác định. Cơn đau đa phần sẽ nặng hơn so với cơn đau ổn định. Khi này không đơn thuần nghỉ ngơi hay dùng thuốc là có thể cải thiện được. Sẽ còn tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn mà cơn đau sẽ kéo dài hay ngừng lại nhanh chóng.

Triệu chứng này được xem là rất nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh các cơn đau thắt ngực, bệnh nhân còn có thể thấy xuất hiện các triệu chứng khác như: khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp, ngất xỉu, phù chân tay,….

3. Những phương pháp trong điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim

Từ những triệu chứng nêu trên, bác sĩ sẽ có các chỉ định cụ thể để xét nghiệm chuẩn đoán bệnh. Để có thể điều trị triệt để thì cần phải loại bỏ được các nguyên nhân dẫn tới bệnh. Nguyên nhân chính là từ xơ vữa mạch máu và gây tắc nghẽn máu. Khi đó, lượng máu đến tim sẽ dần được cung cấp đủ và các triệu chứng dần mất đi. Các phương pháp thường được áp dụng là: dùng thuốc, phẫu thuật cùng chăm sóc tại nhà.

3.1. Áp dụng điều trị bằng thuốc

Đa phần các loại thuốc trong điều trị bệnh lý này đều có tác dụng nhằm hạn chế triệu chứng và tăng chức năng cho tim.

– Thuốc chống đông máu: hạn chế hình thành máu đông. Khi xơ vữa vỡ ra có thể hình thành máu đông và gây nhồi máu.

– Thuốc hạ mỡ máu: Cân bằng Cholesterol trong máu. Tránh được tình trạng tụ xơ vữa và gây hẹp mạch máu.

– Thuốc giãn mạch: giảm các cơn co thắt (thiếu máu cục bộ cấp tính).

– Thuốc chống loạn nhịp: với trường hợp bị tăng giảm nhịp tim thất thường.

– Thuốc chẹn kênh canxi: giúp giãn mạch, giảm huyết áp, ổn định tuần hoàn máu.

– Thuốc giúp lợi tiểu: giảm sưng, phù hay khó thở do thiếu máu ở tim gây ra.

– Thuốc ức chế men chuyển: giúp ổn định và giảm huyết áp, sưng phù tay chân,…

Nếu xuất hiện thêm những triệu chứng khác, bác sĩ có thể kê thêm để phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Điều trị bằng thuốc sẽ hiệu quả hơn với các trường hợp bệnh lý ở thể nhẹ

Điều trị bằng thuốc sẽ hiệu quả hơn với các trường hợp bệnh lý ở thể nhẹ

3.2. Phẫu thuật trong điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim

Trong trường hợp bệnh lý tiến triển và tắc nghẽn nặng, nguy cơ biến chứng cao. Đặc biệt là bệnh nhân đang không thể đáp ứng với thuốc. Khi đó phẫu thuật là phương án cần thiết có thể được bác sĩ chỉ định. Hai kỹ thuật chính được áp dụng chủ yếu hiện nay là: đặt stent, nong vành mạch hay phẫu thuật bắc cầu động mạch.

Đây là phương pháp chỉ thực hiện khi có chỉ định và trao đổi trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuyệt đối tuân thủ các chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đây là điều vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital