Trước khi mang thai cần làm gì là câu hỏi chung của nhiều cặp đôi muốn sinh em bé lần đầu. Để em bé sinh ra khỏe mạnh, người mẹ cần chuẩn bị chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần cùng nhiều yếu tố khác.
Menu xem nhanh:
1. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai
Tài chính luôn là mối quan tâm lớn của các cặp vợ chồng khi tính chuyện sinh con. Có 5 loại chi phí mà các gia đình cần chuẩn bị trước khi sinh con để không gặp rủi ro tài chính:
Chi phí khám thai và sinh con: trong quá trình mang thai, người mẹ cần đi khám tối thiểu 3 lần. Các mẹ cần tham khảo chi phí khám thai, sinh con tại các bệnh viện và chuẩn bị sẵn khoản tiền cho việc này.
Chi phí chăm sóc sức khỏe mẹ: các loại thực phẩm, thuốc bổ, sữa bà bầu… đều phải được dự trù kinh phí.
Chi phí quần áo bà bầu: mặc dù chỉ sử dụng trong khoảng thời gian ngắn nhưng các mẹ cũng cần liệt kê chi phí này vào kế hoạch chi tiêu. Bạn không cần bỏ ra số tiền quá lớn để mua quần áo bầu, chỉ cần mua trang phục thoáng mát, thoải mái vận động.
Chi phí nghỉ thai sản: các mẹ bầu sẽ nghỉ thai sản khoảng 6 tháng sau sinh khiến thu nhập gia đình bị giảm sút. Vì vậy, khi chuẩn bị tài chính trước khi mang thai hãy tính cả khoản giảm sút này.
Chi phí cho em bé: đây là khoản chi phí lớn nhất cần dự trữ. Tiền sữa, tiền bỉm, quần áo, vật dụng cá nhân, tiền thăm khám khi ốm… đều là những khoản khá tốn kém. Về lâu dài sẽ còn có chi phí đi gửi trẻ, đi học.
Sau khi liệt kê ra 5 loại chi phí cần chuẩn bị và có được tổng chi phí dự trù, các cặp đôi có thể lên kế hoạch tiết kiệm, chi tiêu hợp lý để có em bé.
>> Tìm hiểu: Những mốc khám thai quan trọng
2. Khám, tiêm phòng, làm các xét nghiệm cần thiết
Phụ nữ nên đi khám sức khỏe trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Việc này giúp bạn phát hiện được những căn bệnh tiềm ẩn và tiêm phòng, thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
Khám sức khỏe giúp bạn biết được trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì. Hiện nay, phụ nữ thường được tiêm phòng một số bệnh như:
Tiêm phòng sởi, quai bị, Rubella: đây những virus cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi nên các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang bầu khoảng 3 tháng.
Tiêm phòng thủy đậu: khi mẹ bị mắc thủy đậu thì thai nhi có nguy cơ bị lây bệnh hoặc mắc dị tật bẩm sinh. Vì vậy, mẹ nên tiêm phòng vắc xin phòng thủy đậu trước khi mang bầu 1 tháng.
Tiêm phòng viêm gan siêu vi B: với vắc xin này, mẹ cũng nên tiêm phòng trước khi mang bầu khoảng 3 tháng và cả bố cũng cần tiêm phòng.
Tiêm phòng cúm: đây là căn bệnh phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải khi thời tiết thay đổi thất thường. Nếu mẹ nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh rất cao. Các mẹ nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai 3 tháng.
Hiện nay, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có gói khám thai sản trọn gói, cung cấp tất cả các mũi tiêm phòng cần thiết cho thai phụ.
Các xét nghiệm nên thực hiện trước khi mang thai:
Xét nghiệm máu để xác định nhóm máu, tình trạng thiếu máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.
Xét nghiệm đường huyết để đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận.
Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện các bất thường trong nước tiểu
Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai…
Siêu âm ổ bụng để phát hiện các bất thường của cơ quan nội tạng
Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú
Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung
Chụp điện tâm đồ để kiểm tra tim
Khi đăng ký khám thai sản trọn gói của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ bầu cũng được làm tất cả những xét nghiệm trên trong quá trình chăm sóc trước sinh.
3. Trước khi mang thai cần bổ sung thuốc gì?
Axit folic: việc thiếu axit folic trong thai kỳ có thể khiến trẻ bị dị tật ống thần kinh. Vì vậy, các mẹ bầu cần bổ sung axit folic ngay từ 3-6 tháng trước khi mang thai cho đến hết thai kỳ. Lượng axit folic cần đảm bảo đủ 400 microgram/ngày.
Sắt: nếu mẹ bầu bị thiếu sắt, thai nhi có nguy cơ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, chết lưu… do đó, các mẹ cần bổ sung sắt ngay từ trước khi mang thai để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Canxi: thiếu canxi thai nhi sẽ kém phát triển, còi xương nên mẹ bầu cũng cần bổ sung dưỡng chất này ngay từ trước khi mang bầu.
Omega-3: là một thành phần quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Mẹ thiếu Omega-3 có nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Chính vì thế, chị em phụ nữ cần bổ sung chất béo này khi có ý định mang thai.
Ngoài ra, các mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamn C, vitamin E… khi có ý định mang bầu. Những vitamin này đều có vai trò quan trọng để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
>> Có thể bạn quan tâm: lưu ý khi uông thuốc bổ trong 3 tháng đầu thai kỳ
4. Những thực phẩm cần thiết để dễ mang thai
Thực phẩm cũng nằm trong danh mục trả lời cho câu hỏi “trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì?”. Các cặp vợ chồng nên nạp vào cơ thể những thực phẩm tốt cho quá trình thụ thai, tránh xa những đồ ăn có hại. Ngoài ra, khi cả bố và mẹ có tình trạng dinh dưỡng tốt, em bé sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh.
Những thực phẩm giúp dễ mang thai:
Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm làm tăng ham muốn ở nam giới, tăng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Ở nữ giới, kẽm thúc đẩy rụng trứng và khả năng thụ thai. Kẽm có nhiều trong hàu, sò, thịt bò, cừu, gà, thịt lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua.
Axit béo omega-3: giúp kích thích các hormone trong cơ thể, làm tăng khả năng thụ thai. Chất này có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá trích, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu oliu, quả óc chó, hạnh nhân, lạc vừng, các sản phẩm từ đậu nành…
Protein: giúp làm tăng gấp đôi khả năng thụ thai. Chất này giúp nâng cao chất lượng trứng và thúc đẩy tinh trùng hoạt động hiệu quả. Lòng trắng trứng, thịt gia cầm, cá và các loại đậu là nguồn cung cấp protein rất tốt.
Các thực phẩm chứa axit folic: vi chất này không chỉ giúp bạn dễ thụ thai mà còn cực kỳ cần thiết cho em bé sau này. Nguồn thực phẩm giàu axit folic gồm trái cây họ cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh…
Các thực phẩm giàu vitamin E, C, B6: đều có lợi cho khả năng sinh sản của cả vợ và chồng.
Bên cạnh việc ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, phụ nữ nên tránh xa đồ uống có cồn bởi nó làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể, khiến cơ thể mất nước, làm dịch âm đạo dày hơn ảnh hưởng tới quá trình thụ thai. Thức ăn nhanh, kem, cà phê, nước ngọt có ga cũng đều không tốt cho sức khỏe sinh sản và bạn nên tránh.
Bên cạnh những việc trên, các cặp vợ chồng hãy sớm lựa chọn một bệnh viện uy tín để chăm sóc cả mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành trong nước và quốc tế, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, hướng tới chất lượng Quốc tế đang được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Chúc các mẹ có 9 tháng thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc.
Xem thêm
> 3 cách tính tuổi thai nhi chính xác nhất
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc