Răng khôn là chiếc răng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Quá trình xử lý chiếc răng này cũng không hề dễ dàng. Để có thể điều trị dứt điểm và đảm bảo an toàn, quy trình nhổ răng khôn cần trải qua những công đoạn tỉ mỉ, nghiêm ngặt. Đối với vấn đề này, thắc mắc được nhiều người đặt ra là có cần khâu sau khi nhổ răng khôn không? Nếu cần thì những ảnh hưởng từ nhổ răng khôn không khâu là gì?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về nhổ răng khôn
1.1 Thế nào là răng khôn?
Răng khôn là loại răng cối lớn thứ 3 trên cung hàm. Đây cũng là những chiếc răng xuất hiện sau cùng và chỉ được hoàn thiện khi ta đã trưởng thành. Thời điểm mọc răng thông thường sẽ rơi vào độ tuổi 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt răng khôn có thể mọc muộn hơn.
Thời điểm răng khôn mọc là khi xương hàm ít phát triển cả về kích thước và chất lượng. Xương sẽ cứng hơn nên phần niêm mạc và mô mềm phủ ở trên dày. Cùng với đố là một vài yếu tố khác khiến răng khôn dễ bị mọc lệch dẫn tới hiện tượng như răng mọc xiên, mọc ngầm, …
1.2 Những trường hợp cần thiết nhổ răng khôn
1.2.1 Viêm lợi
Trường hợp này, răng khôn mọc lên sẽ bị che một phần hoặc toàn bộ bởi lợi Tình trạng này sẽ kéo theo thức ăn thừa dễ tích tụ dẫn đến viêm nhiễm và hôi miệng. Lợi sẽ bị sưng, đau, khó chịu khi ăn uống và ngay cả lúc há miệng.
Trường hợp nguy hiểm hơn, viêm lợi có thể bị vỡ dẫn tới nhiễm trùng và lây lan ra vùng xung quanh. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ sức khỏe răng miệng.
1.2.2 Răng sâu
Khi răng khôn không có đủ khoảng trống để mọc sẽ mọc ngầm hoặc mọc lệch. Lâu ngày, răng khôn sẽ dần đâm vào răng số 7. Cũng trong thời điểm đó, một khe hở sẽ được tạo ra gây dắt thức ăn. Đây là vị trí rất khó để có thể làm sạch. Và lâu ngày, những cặn bẩn không được làm sạch sẽ là điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
1.2.3 Xuất hiện những năng ở xung quanh răng
Những nang xuất hiện ở xung quanh răng có thể là sự phát triển từ biểu mô xung quanh chiếc răng khôn mọc ngầm. Hiện tượng này có thể dẫn tới xô đẩy và tổn thương răng ở bên cạnh. Thậm chí nghiêm trọng hơn, xương hàm có thể bị phá hủy. Một số trường hợp gặp phải khối u do mọc ngầm răng khôn đã khiến gãy xương vì kích thước u quá lớn.
1.2.4 Rối loạn cảm giác
Có nhiều trường hợp, việc răng khôn mọc lệch đã gây ảnh hưởng tới dây thần kinh liên quan tới hàm răng. Răng chèn ép, gây áp lực lớn lên dây thần kinh khiến các dây thần kinh ở môi, niêm mạc, da, răng dần mất đi. Đây sẽ là trở ngại lớn cho người bện trong quá trình ăn uống do không thể cảm nhận mùi vị thức ăn.
Bên cạnh những lý do trên, việc nhổ răng khôn còn có thể được chỉ định nhằm phục vụ cho mục đích chỉnh nha.
2. Nhổ răng khôn không khâu gây ra ảnh hưởng gì?
2.1 Có nhất thiết phải khâu sau nhổ răng khôn?
Việc khâu lợi như thế nào sau khi nhổ còn phụ thuộc vào tình trạng của vết thương. Cụ thể, sau khi xác định bác sĩ sẽ chỉ định trực tiếp xem bệnh nhân có cần khâu lợi không. Theo như ý kiến nhiều chuyên gia, việc khâu lợi sau khi nhổ răng khôn có thể sẽ không cần thiết. Như vậy, thời gian lành thương có thể kéo dài hơn.
Trên thực tế, khi khâu vết thương, bác sĩ sẽ chỉ khâu lại một phần chứ không làm kín toàn bộ. Mục đích của điều này là để cầm máu và tránh gây nhiễm trùng. Hiện tượng thức ăn bị nhét vào ổ vết thương cũng sẽ được hạn chế. Nhờ vậy, vệ sinh răng miệng sẽ không còn là điều quá kho khăn.
2.2 Những trường hợp cần và không cần khâu sau nhổ răng số 8
– Những trường hợp không cần khâu: Sau khi nhổ những răng vốn mọc thẳng, mọc đúng vị trí, dễ dàng thao tác, vết thương bé, hạn chế chảy máu thì việc khâu lại vết thương có thể không cần thiết.
– Những trường hợp nhổ răng khôn không khâu: Sau khi nhổ răng khôn trong tình trạng bị mọc ngầm, mọc lệch, … thì quá trình thực hiện sẽ diễn ra phức tạp, khó khăn hơn. Do đó, sau khi nhổ, bác sĩ sẽ cần tiến hành khâu vết thương. Đây là những vết thương khá lớn và có thể bị chảy nhiều máu, không khâu lại sẽ dễ bị tác động gây chảy máu, nhiễm trùng.
Đối với những trường hợp cần khâu, hiện nay rất nhiều cơ sở y tế sử dụng chỉ tự tiêu. Do đó, người bệnh có thể không cần cắt chỉ, chỉ sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian. Những đường khâu này cũng sẽ không gây đau đớn trong suốt quá trình thực hiện. Điều này là bởi mỗi bệnh nhân trước khi thực hiện đều đã được gây tê cục bộ hoặc toàn hàm.
3. Những điều cần lưu ý sau nhổ răng số 8
Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ cùng một số lưu ý sau:
– Cắn chặt phần bông gạc đã vô trùng tại vị trí nhổ đến khi không còn chảy máu.
– Dùng thuốc giảm đau với đúng cách thức, liệu lượng đã được bác sĩ chỉ định.
– Thực hiện chườm lạnh để có thể giảm đau trong vòng 24 tiếng sau nhổ. Sau đó, ta cần chườm ấm khoảng 1-2 ngày tiếp đó để có thể giảm sưng.
– Không được khạc nhổ, sức miệng nước muối trong ngày đầu tiên. Đây là thời gian cần cho các mạch máu tại vết thương cần bịt kín lại, tránh xảy ra tình trạng xuất huyết.
– Không nên chạm tay, chọc tay hoặc bất kì tác động nào vào vết thương mới nhổ xong. Đặc biệt, bệnh nhân không được chải răng trực tiếp vào vị trí mới nhổ trong những ngày đầu.
– Chế độ ăn uống của những người vừa mới nhổ cần lưu ý. Điều này để tránh gây tác động tới vết thương. Cụ thể, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, loãng để không cần dùng lực nhai nhiều. Bên cạnh đó, hãy tránh sử dụng những món ăn cay nóng dễ khiến vị trí vết thương bị kích thích.
Trên đây là những thông tin về nhổ răng khôn. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi về nhổ răng khôn không khâu. Hy vọng qua đây, mọi người đã có thể biết rõ hơn cách chăm sóc răng miệng của bản thân.