Nhiễm trùng đường hô hấp trên và những điều cần biết

Nhiễm trùng đường hô hấp trên không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được chăm sóc và điều trị sớm.

1. Thông tin chung về nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm các xoang, đường mũi, hầu và thanh quản, có nhiệm vụ dẫn không khí từ môi trường bên ngoài vào, làm nóng, làm ẩm và thanh lọc không khí sau đó đưa không khí vào phổi để thở, trao đổi khí và các quá trình khác.

Do các cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị virus, vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập, trong đó virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Khi một hoặc nhiều bộ phận của đường hô hấp bị viêm hoặc nhiễm trùng (viêm đường hô hấp), quá trình di chuyển không khí đến phổi trở nên khó khăn, từ đó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Nhiễm trùng ở các phần khác nhau của đường hô hấp trên có thể có tên khác nhau. Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp bao gồm: viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…

Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa thu đông. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm: khoảng 2-4 lần/năm ở người lớn và khoảng 10 lần/năm ở trẻ em. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

2. Những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên dễ gặp

2.1. Bệnh cảm cúm

Cúm lây lan qua đường hô hấp. Các triệu chứng thường nhẹ và hết sau 2-7 ngày. Các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi… Trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch thường dễ bị nhiễm bệnh hơn những người khác.

2.2. Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh đặc trưng bởi sự tấn công viêm vào niêm mạc đường hô hấp lót các xoang cạnh mũi, dẫn đến nhiễm trùng. Khi bị viêm xoang, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

– Sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mất khứu giác, nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng.

– Đau quanh mắt theo từng cơn và mạch đập.

– Cơn đau xuất hiện mỗi khi hắt hơi, người bệnh không thể tập trung và không muốn ăn.

– Nếu viêm xoang nặng người bệnh có thể bị viêm thần kinh mắt gây mờ mắt.

2.3. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh thường gặp ở nhiều người, cả trẻ em và người lớn. Khi thanh quản bị viêm, dây thanh âm rất dễ bị kích ứng. Điều này làm cho dây thanh âm sưng lên và làm biến dạng âm thanh khi không khí đi qua nó. Kết quả là âm thanh thay đổi và yếu đi.

3. Biến chứng do nhiễm trùng đường hô hấp trên

Trong một số trường hợp, người bị viêm thanh quản có thể bị mất giọng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên đều không quá nghiêm trọng và nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng lâu dài, dễ tái phát có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng đáp ứng với điều trị. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng như:

3.1. Biến chứng tại phổi do nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng lan đến nhiều thùy của phổi, gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính tiến triển. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này rất cao, lên tới 60%, đặc biệt khi điều trị muộn, dùng kháng sinh không đủ và xảy ra biến chứng áp xe phổi.

3.2. Biến chứng ngoài phổi do nhiễm trùng đường hô hấp trên

Ngoài việc tấn công vào phổi, cơ quan cuối cùng của hệ hô hấp, nhiễm trùng có thể lây lan vào máu, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác và hình thành áp xe ở nhiều nơi trên cơ thể. Ngoài ra, các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra do nhiễm trùng lan rộng như sốc do nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, tràn dịch màng ngoài tim, mủ màng phổi… đe dọa tính mạng người bệnh.

3.3. Biến chứng tim mạch do nhiễm trùng đường hô hấp trên

Phế cầu khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên và có thể gây ra các cơn tấn công và biến chứng tim mạch, chẳng hạn như suy tim hoặc viêm nội tâm mạc cấp tính, rối loạn nhịp tim, v.v. do sốc.

Biến chứng nguy hiểm về tim mạch.

Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm về tim mạch.

3.4. Biến chứng tiêu hóa

Trẻ bị bệnh do vi khuẩn thường phát triển các biến chứng về tiêu hóa như vàng da, vàng mắt, tiêu chảy do suy gan.

3.5. Biến chứng thần kinh

Sau các biến chứng sốt cao hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh nhân có thể bị mê sảng, buồn ngủ và lú lẫn.

3.6. Biến chứng khác

Một số biến chứng khác ít gặp hơn bao gồm: viêm màng não, viêm xương chũm, viêm khớp…

Có thể thấy, nhiễm trùng đường hô hấp gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

4. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên bằng cách nào?

Điều trị bệnh đường hô hấp trên thường nhằm mục đích điều trị các triệu chứng của bệnh. Hầu hết người bệnh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến bác sĩ bằng cách:

4.1. Nghỉ ngơi tại nhà

– Nghỉ ngơi nhiều và đảm bảo ngủ đủ giấc để luôn thoải mái và có thời gian phục hồi.

– Đừng làm việc quá sức.

– Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải bị mất do bệnh tật (sổ mũi, sốt…).

– Duy trì chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể mỗi ngày.

4.2. Sử dụng thuốc

Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, người bệnh cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về một số loại thuốc và liều lượng thích hợp để điều trị dứt điểm bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Lưu ý rằng thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng nếu bệnh do vi khuẩn gây ra hoặc nếu bạn bị nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn. Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ và có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp và kháng kháng sinh. Vì vậy, không nên sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Người bệnh cần điều trị bệnh dưới sự tư vấn hướng dẫn của bác sĩ.

5. Phòng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thế nào?

Nhiễm trùng đường hô hấp mặc dù không gây tử vong nhưng dễ mắc và thường xuyên tái phát nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Những người già, trẻ em, có sẵn bệnh lý nền hay mắc hơn. Ngoài việc điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì việc phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng. đó là:

– Rửa mặt đúng cách hằng ngày.

– Đeo khẩu trang khi ra ngoài.

– Uống nhiều nước lọc ngay cả khi không khát.

– Tránh thức ăn chua hoặc cay.

– Hạn chế uống rượu bia và chất kích thích.

– Vệ sinh họng, miệng hằng ngày, súc họng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn.

– Mặc thoáng, sử dụng quần áo thấm hút mồ hôi.

– Thể dục thường xuyên.

– Không tiếp xúc với người mắc bệnh.

– Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

Nếu xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bệnh nên thăm khám ngay để được điều trị kịp thời, ngăn các nguy cơ biến chứng.

Hiện nay Thu Cúc TCI là địa chỉ khám và điều trị các bệnh đường hô hấp được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn. Với dịch vụ khám chữa và hỗ trợ khách hàng chu đáo, cùng hệ thống phòng bệnh chuyên biệt, tiện nghi, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm điều trị và nghỉ ngơi. Liên hệ hotline Thu Cúc TCI 0936 388 288 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital