Nhận biết sớm bệnh tay – chân – miệng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa. Năm nay cũng không phải ngoại lệ khi các ca mắc đang tăng nhanh trong 1 – 2 tuần qua. Tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 400 trẻ mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay tuy nhiên trên thực tế con số này có thể lớn hơn nhiều.

benh-tay-chan-mieng-1

Từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa.

Vậy bệnh TAY – CHÂN – MIỆNG có những dấu hiệu như thế nào? Hãy nắm rõ những kiến thức sau đây để bảo vệ con bạn nhé.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

  • Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
  • Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
  • Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: Loét miệng, phát ban dạng phỏng nước, sốt nhẹ, nôn,…
  • Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không xảy ra biến chứng.
benh-tay-chan-mieng-2

Sốt là biểu hiện của bệnh tay – chân – miệng

TỔN THƯƠNG Ở MIỆNG

  • Trẻ thường đau miệng, quấy khóc
  • Bỏ bú, không chịu ăn
  • Khám miệng có các vết loét màu vàng nhạt, có quầng viêm đỏ bao quanh tay đường kính 2 -3mm.
  • Tổn thương ban đầu ở vùng niêm mạc môi, má. Có thể gặp ở lưỡi, ở vòm khẩu cái, lưỡi gà, cột trước amidan hoặc niêm mạc lợi.

TỔN THƯƠNG NGOÀI BAN DA

  • Thường ở lòng bàn tay, bàn chân, vùng kẽ ngón tay, ngón chân.
  • Tổn thương có thể không có triệu chứng hoặc gây ngứa ngáy.
  • Tổn thương ban đầu thường dưới dạng ban đỏ và tiến triển nhanh thành một nốt phỏng nước màu xám, thành dày trên nền ban đỏ.
  • Trẻ nhũ nhi thường gặp tổn thương ở nhiều vùng khác của cơ thể như thân mình, vai, mông,…
  • Ban thường không loang rộng, tồn tại trong 3-6 ngày.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG ĐÚNG CÁCH

benh-tay-chan-mieng-3

Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh tay chân miệng đúng cách

  • Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh TAY – CHÂN – MIỆNG, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực.
  • Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có loét miệng hoặc không, có thể điều trị tại nhà: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Đối với các vết loét, dùng các dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ tới viện ngay.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín điều trị bệnh tay chân miệng với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Nếu cần tư vấn về bệnh tay chân miệng bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital