Nguyên tắc và cách trị mất ngủ ban đêm

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Mất ngủ vào ban đêm là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Các thống kế cho thấy cứ 3 người sẽ có 1 người xuất hiện các triệu chứng mất ngủ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc và không ngủ lại được. Điều này gây mệt mỏi khi ngủ dậy và khiến người bệnh khó tỉnh táo, giảm tập trung vào ban ngày. Do vậy, rất nhiều người quan tâm đến cách trị mất ngủ ban đêm

1. Nguyên tắc trị bệnh mất ngủ

Mục tiêu của việc điều trị chứng mất ngủ hiện nay chủ yếu là điều trị các triệu chứng khó chịu do mất ngủ gây ra, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn. 

Đối với các trường hợp mất ngủ do thói quen xấu, thay đổi lối sống sẽ là phương pháp được ưu tiên. 

Đối với các trường hợp mất ngủ do bệnh lý, việc điều trị các bệnh lý này sẽ có tác dụng rất tốt đối với việc cải thiện giấc ngủ. Các phương pháp thường dùng là thuốc kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

Dựa trên từng trường hợp bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị mất ngủ khác nhau.

2. Cách chữa mất ngủ bằng thuốc

2.1 Cách trị mất ngủ ban đêm bằng cách dùng thuốc ngủ

Một số loại thuốc có tác dụng trong việc an thần, thư giãn, làm giảm triệu chứng mất ngủ bao gồm:

– Thuốc bình thần

Gồm các loại thuốc như Bromazepam, Diazepam, Rotunda, Clonazepam,… có tác dụng giúp người bệnh đi vào giấc ngủ gần như ngay lập tức, phù hợp cho các trường hợp mất ngủ ngắn hạn và ở mức độ bệnh nhẹ.

– Thuốc ngủ

Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh, thường gồm các loại thuốc như Phenobarbital, Zolpidem,… Tương tự thuốc bình thần, nhóm thuốc này cũng chỉ sử dụng để điều trị mất ngủ cấp tính.

– Thuốc kháng histamin

Đây là loại thuốc chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh, thường được chỉ định dùng đối với các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều khi mắc các bệnh như hắc lào, eczema, tổ đỉa,… Điển hình là các thuốc như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… 

– Thuốc an thần kinh mới

Nhóm này có tác dụng gây ngủ mạnh gồm các thuốc như Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… Thuốc an thần kinh mới thường được chỉ định dùng cho trường hợp bị mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa…

– Thuốc chống trầm cảm

Có thể dùng thuốc chống trầm cảm để điều trị mất ngủ kéo dài. Clomipramine, Mirtazapine,… là những loại thuốc điển hình thuốc nhóm thuốc trầm cảm 3 vòng, đa vòng. Thuốc thường có tác dụng sau 3-4 tuần.

Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và nên dùng khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn và cần có tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh liều lượng và sử dụng phù hợp để thuốc phát huy hiệu quả tối đa và hạn chế các tác dụng phụ.

trị mất ngủ ban đêm bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể giúp điều hóa giấc ngủ, cải thiện tình trạng mất ngủ về đêm.

2.2 Các loại thuốc điều trị bệnh lý

Tình trạng mất ngủ ban đêm có thể do một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, tim mạch, dạ dày, tuyến giáp, nội tiết… gây ra. Tùy vào loại bệnh lý mắc phải và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp nhằm giảm mức độ bệnh, từ đó cải thiện các triệu chứng mất ngủ. Ví dụ như để điều trị bệnh tim mạch có thể dùng thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chẹn beta, canxi,… Điều trị bệnh dị ứng bằng các thuốc chống dị ứng.  

2.3 Các loại thuốc dân gian trong điều trị chứng mất ngủ

Bên cạnh các loại thuốc Tây, một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều hòa giấc ngủ như tâm sen, lá vông, gừng,… cũng có thể dùng để điều trị mất ngủ. Nhưng các loại thuốc này thường chỉ có tác dụng trong những trường hợp nhẹ và cần sử dụng kiên trì mới có tác dụng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng phương pháp này.

3. Trị mất ngủ ban đêm không cần dùng thuốc

3.1 Duy trì thói quen ngủ tốt

– Lập thời gian biểu cho giấc ngủ, đảm bảo đi ngủ và thức dậy đúng giờ

– Không ăn hoặc uống quá no trước giờ ngủ

– Không hoạt động nhiều quá sức trước khi ngủ

– Loại bỏ căng thẳng, lo lắng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

– Không ngủ trưa quá lâu, tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối

– Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi… quá nhiều trong ngày cũng như khi chuẩn bị ngủ

các biện pháp trị mất ngủ không dùng thuốc

Thư giãn trước khi ngủ giúp hạn chế tình trạng mất ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn.

3.2 Thiết kế phòng ngủ hợp lý giúp trị mất ngủ ban đêm hiệu quả

Phòng ngủ cần được bố trí yên tĩnh, thoáng mát, tránh nơi có nhiều tiếng ồn, hạn chế ánh sáng và sự có mặt của các thiết bị điện tử trong phòng ngủ.

3.3 Dinh dưỡng cho giấc ngủ ngon

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với việc điều hòa giấc ngủ. Các chuyên gia khuyên những người mất ngủ nên bổ sung:

– Các thực phẩm giàu kali và magie như chuối, sữa chua, cải bó xôi, sữa đậu nành,…

– Các thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt bò, gan gà, trứng, khoai tây, đậu xanh…

– Các loại cá như cá hồi, cá thu,cá hồi, cá ngừ,…

3.4 Tập luyện phù hợp

Việc tập luyện giúp bạn có một cơ thể dẻo dai và tinh thần sảng khoái, từ đó có một giấc ngủ sâu và ngon hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ vào ban đêm.

Tuy nhiên, không nên tập các bài tập quá nặng, quá sức vì có thể gây căng thẳng cho hệ thần kinh và tim mạch, làm cản trở giấc ngủ.

trị mất ngủ bằng dinh dưỡng, luyện tập

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý góp phần trị chứng mất ngủ vào ban đêm hiệu quả.

Như vậy, có rất nhiều phương pháp trị mất ngủ ban đêm hiệu quả. Các phương pháp trên chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán y khoa. Khi có dấu hiệu mất ngủ, người bệnh nên thăm khám sớm tại chuyên khoa Nội thần kinh để được các bác sĩ kết luận chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp, giúp cải thiện bệnh nhanh chóng. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital