Nguyên nhân ung thư xương bạn không ngờ đến

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư xương rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0.05% dân số. Bệnh tiến triển âm thầm và có mức độ ác tính khá cao. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những nguyên nhân ung thư xương mà bạn không ngờ đến.

1. Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính phát triển rất nhanh trong xương, liên tục xâm lấn và tiêu diệt các tế bào sống. Bệnh di căn rất nhanh, so với các loại ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn gấp 3 – 4 lần.

Nguyên nhân ung thư xương

Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính phát triển rất nhanh trong xương

Nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây thì bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư xương.

  • Sưng hoặc nổi u cục
  • Rối loạn chức năng xương
  • Đau
  • Gãy xương bệnh lý
  • Biến dạng cơ thể
  • Đau nhức toàn thân

2. Nguyên nhân nào dẫn tới ung thư xương?

Nguyên nhân ung thư xương đến nay chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Chấn thương mãn tính: các chấn thương xảy ra tại các vùng xương cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến ung thư xương.
  • Yếu tố di truyền: trong gia đình có người mắc ung thư xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại.
  • Xạ trị: bệnh nhân khi mắc một căn bệnh ung thư nào khác, khi tiến hành xạ trị liều cao, gây phơi nhiễm phóng xạ dẫn đến mắc bệnh ung thư xương.
Nguyên nhân ung thư xương

Trong gia đình có người mắc ung thư xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại.

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ xương ra, thì ung thư xương còn có thể là ung thư xương thứ phát do các tế bào ung thư của các cơ quan khác trong cơ thể di căn tới.

3. Cần làm gì khi có dấu hiệu bất thường?

Khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư xương, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám. Càng phát hiện sớm, tỉ lệ sống càng cao. Theo nhiều thống kê, tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư xương có thể đạt tới 80% người bệnh sống được trên 5 năm nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất. Ở giai đoạn cuối, chỉ có 20 – 50% bệnh nhân ung thư xương sống được trên 5 năm.

4. Phòng bệnh thế nào?

Chưa có biện pháp phòng ngừa ung thư xương tuyệt đối. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

Nguyên nhân ung thư xương

Lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư xương

  • Lối sống lành mạnh
  • Uống trà xanh mỗi ngày: trà xanh không chỉ giúp làm đẹp da mà còn chứa thuộc tính chống ung thư hiệu quả.
  • Tắm nắng: các tia UV của ánh mặt trời nếu được hấp thụ một cách hợp lý, sẽ giúp hấp thụ vitamin D ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư.
  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh gia đình: khi trong gia đình có người bị ung thư xương, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và làm xét nghiệm từ sớm để ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
  • Sàng lọc ung thư xương: người đã từng xạ trị, hóa trị, cấy ghép kim loại điều trị gãy xương nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc để được phát hiện sớm.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital