Viêm âm đạo là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở phụ nữ, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân mình bị viêm âm đạo, biểu hiện của tình trạng này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả để âm đạo khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây viêm âm đạo
Một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị viêm âm đạo chính là nấm men (Candida). Nấm Candida tồn tại tự nhiên trong âm đạo, nhưng khi môi trường thay đổi, chúng có thể phát triển quá mức và gây nhiễm trùng. Các yếu tố như sử dụng kháng sinh, mang thai, hay biến động nồng độ hormone có thể kích thích sự phát triển của nấm.
Các loại nhiễm trùng qua đường tình dục như Trichomonas, Chlamydia, và virus như herpes simplex (HSV), HPV cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm âm đạo, khiến phụ nữ gặp các triệu chứng như dịch âm đạo bất thường và đau rát. Những nguyên nhân này thường liên quan đến quan tới việc quan hệ tình dục không an toàn.
Sự thiếu hụt estrogen trong giai đoạn mãn kinh có thể dẫn đến viêm teo âm đạo, khiến cho âm đạo trở nên khô, đau, ngứa và cảm giác nóng rát âm đạo.
Ngoài ra, viêm âm đạo cũng có thể xuất phát từ các yếu tố không lây nhiễm như phản ứng dị ứng hoặc kích ứng đối với các sản phẩm vệ sinh, tampon, hoặc chất bôi trơn.
Để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo của mình, việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa là cần thiết đối với mỗi chị em. Hiểu rõ những nguyên nhân giúp chị em có những biện pháp chăm sóc sức khỏe âm đạo và phòng ngừa hiệu quả.
2. Triệu chứng khi bị viêm âm đạo
Triệu chứng khi bị viêm âm đạo có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng viêm nhẹ hay nặng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà phụ nữ có thể trải qua khi bị viêm âm đạo:
– Dịch âm đạo thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết. Chúng có thể trở nên đục, có màu sắc khác như vàng, xanh, xám, hồng, mùi khó chịu (đặc biệt là sau quan hệ tình dục).
– Âm đạo ngứa ngáy, khó chịu tạo ra sự không thoải mái và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
– Âm đạo đau đớn và không thoải mái khi quan hệ tình dục.
– Có thể gây ra cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu.
– Một số phụ nữ có thể chảy máu âm đạo nhẹ, đặc biệt sau quan hệ tình dục.
– Một số phụ nữ có thể cảm thấy đau ở vùng lưng và bụng dưới, chảy mủ âm đạo cũng có thể xảy ra.
Lưu ý rằng mỗi người có thể trải qua các triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng của viêm âm đạo cũng có thể thay đổi. Trong trường hợp có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, việc thăm bác sĩ để điều trị là rất cần thiết.
3. Cách chẩn đoán các tình trạng viêm âm đạo
Để chẩn đoán các tình trạng viêm âm đạo, bác sĩ thường thực hiện một loạt các bước và xét nghiệm để xác định nguyên nhân cụ thể . Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo thông thường:
– Thăm khám với bác sĩ: Bác sĩ sẽ thực hiện khai thác tiền sử bệnh, bao gồm hỏi về các triệu chứng mà bạn đang trải qua và các yếu tố rủi ro có thể gây nên tình trạng này. Sau đó bác sĩ khám phụ khoa sẽ kiểm tra vùng chậu và âm đạo, việc này có thể bao gồm việc sử dụng mỏ vịt để nhìn vào bên trong âm đạo và cổ tử cung.
– Thu thập mẫu dịch tiết: Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch tiết từ âm đạo để kiểm tra tại phòng xét nghiệm. Mẫu này giúp xác định xem bạn có nhiễm khuẩn, nấm, hoặc vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục nào hay không.
– Thực hiện kiểm tra pH âm đạo: Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra độ pH của âm đạo bằng que thử pH hoặc giấy pH. Độ pH không bình thường có thể là dấu hiệu của một số tình trạng viêm.
– Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, xét nghiệm máu có thể được thực hiện để xác định mức độ nhiễm trùng và chất lượng miễn dịch.
– Xét nghiệm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STD): Nếu có nghi ngờ về nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ có thể yêu cầu cho bạn xét nghiệm các STD như Chlamydia, Trichomonas, hoặc HIV.
– Xét nghiệm Pap (Pap Smear): Xét nghiệm Pap có thể được thực hiện để đánh giá sự biến đổi của tế bào cổ tử cung và tìm kiếm dấu hiệu của ung thư.
Dựa trên kết quả của các bước trên, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng bạn gặp phải và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
4. Điều trị tình trạng bị viêm âm đạo như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của tình trạng viêm.
4.1. Điều trị viêm do nhiễm trùng
Nếu nguyên nhân gây viêm âm đạo là do nhiễm khuẩn như vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn như metronidazole đường uống, hoặc clindamycin đường bôi, metronidazole đường bôi để giảm nhiễm trùng.
4.2. Điều trị viêm do nấm men
Để điều trị người bệnh thường được bác sĩ kê đơn cho sử dụng thuốc bôi chẳng hạn như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole hoặc thuốc uống fluconazole.
4.3. Điều trị viêm do teo âm đạo
Nếu viêm teo âm đạo làm giảm nội tiết tố estrogen và gây ra viêm âm đạo, phương pháp điều trị có thể được áp dụng là cải thiện estrogen dưới dạng kem, viên đặt hoặc vòng đặt âm đạo.
4.4. Chữa viêm không do nhiễm trùng
Để điều trị viêm âm đạo không do nhiễm trùng, bạn cần ngừng sử dụng các sản phẩm gây kích ứng như xà phòng thơm, dụng cụ vệ sinh phụ nữ, kem bôi trơn hoặc tampon.
Nếu viêm âm đạo là kết quả của phản ứng dị ứng, thuốc chống dị ứng có thể được kê cho bạn.
Trong khi điều trị viêm âm đạo, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt. Đồng thời, hãy lưu ý đến một số điều dưới đây để tăng hiệu quả điều trị và tránh tái nhiễm viêm âm đạo:
– Tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất vì có thể gây kích thích âm đạo.
– Vệ sinh âm đạo sạch sẽ hàng ngày, luôn giữ âm đạo trong tình trạng khô thoáng.
– Một chế độ ăn cân đối, giàu chất xơ, uống đủ nước có thể hỗ trợ sức khỏe nội tiết tố và giảm nguy cơ viêm âm đạo.
Nếu bạn đang phải đối mặt với viêm âm đạo, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ đang tin cậy để bạn thăm khám và điều trị. Với đội ngũ bác sĩ sản khoa giỏi cùng trang bị y tế hiện đại, quá trình chẩn đoán và điều trị của bạn sẽ được tiến hành nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Vui lòng liên hệ ngay TCI để được hỗ trợ bạn nhé!