Nhược thị là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đôi mắt của người bệnh và có nguy cơ gây mù lòa nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Vì căn bệnh này không quá phổ biến nên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của nó. Do đó, trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về nhược thị để giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh nhược thị
Nhược thị hay mắt lười là căn bệnh liên quan trực tiếp đến sức khỏe của đôi mắt. Hiện nay, số người mắc bệnh này không quá cao nên nhiều người chưa hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng có thể gặp phải.
Theo các chuyên gia y tế, hai dạng bệnh thường gặp nhất hiện nay là:
– Nhược thị chức năng: Căn bệnh này thuộc mức độ nhẹ hơn và nếu người bệnh áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì sẽ có thể hồi phục lại chức năng của mắt.
– Nhược thị thực thể: Đây là căn bệnh nguy hiểm và nếu mắc phải dạng này, người bệnh hầu như không thể hồi phục được sức khỏe đôi mắt của mình.
Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nên tuyệt đối không được chủ quan và bỏ qua việc điều trị. Với các bé nhỏ, bệnh thường xảy ra khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, quá trình phát triển thị giác của con có thể chịu nhiều tác động xấu và ảnh hưởng đến khả năng truyền hình ảnh của não bộ. Sau thời điểm này, não bộ và thần kinh thị giác của trẻ đã dần hoàn thiện nên việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
2. Dấu hiệu của bệnh nhược thị là gì?
Những triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc phải bệnh lý này là lé mắt, hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, kêu mỏi mắt. Tuy nhiên, nhiều bé lại không có biểu hiện gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Vì con đã thích nghi với tình trạng này qua một khoảng thời gian dài nên trẻ ít khi than rằng có thị lực kém. Trong những trường hợp này, bệnh nhược thị thường được phát hiện ra khi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Do đó, để phát hiện sớm căn bệnh này, bố mẹ nên cho con đi khám mắt vào những thời điểm quan trọng như trước tuổi mầm non, trước khi học mẫu giáo, trước khi lên lớp 1 và thăm khám định kỳ hàng năm. Ngoài ra, một cách khác nữa để phát hiện nhược thị là bịt từng mắt của trẻ để xem mắt nào bị mờ hơn, từ đó sẽ biết được trẻ có nguy cơ bị nhược thị hay không.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh mắt lười là gì?
– Lé mắt là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này, nhất là những trẻ bị lé ở một bên mắt. Trong trường hợp này, não bộ chỉ nhận tín hiệu do mắt lành mang lại, mắt còn lại sẽ dần dần trở nên vô dụng.
– Khúc xạ ở một hoặc cả hai mắt có vấn đề, không đồng đều giữa hai bên hay còn được biết với tên gọi là bất đồng khúc xạ. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn nếu người bệnh không đi khám hoặc không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Đường đi của ánh sáng đến võng mạc bị cản trở do bệnh đục thể thủy tinh bẩm sinh, sẹo giác mạc, sụp mi làm mắt không thể tiếp nhận tốt hình ảnh để truyền lên não bộ xử lý.
Phần lớn các nguyên nhân kể trên đều có thể khắc phục được nếu trẻ được chẩn đoán bệnh sớm, tốt nhất là trước 6 tuổi. Tuy nhiên, nếu điều trị không kịp thời hoặc không đúng cách, tình trạng nhược thị sẽ trở nên nặng hơn, thậm chí là “vô phương cứu chữa”.
4. Cách điều trị hiệu quả bệnh nhược thị
Việc điều trị căn bệnh này cần được tiến hành sớm. Qua thăm khám, các bác sĩ Nhãn khoa sẽ xác định được nguyên nhân gây ra bệnh và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời như phẫu thuật sụp mi, phẫu thuật thủy tinh thể, điều trị lác mắt và lên phác đồ điều trị nhược thị phù hợp. Yếu tố then chốt trong việc điều trị bệnh lý này cho trẻ là phát hiện chuẩn xác nguyên nhân, tình trạng bệnh, độ tuổi của trẻ, sự kết hợp điều trị và chăm sóc giữa bác sĩ, gia đình.
Nếu con được đi khám sớm, thời gian luyện tập thường chỉ mất từ vài tuần tới vài tháng. Tuy nhiên, nếu bé phát hiện muộn khi 10 – 20 tuổi, thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm. Sau khi mắt đã ổn định, tùy vào từng trường hợp cụ thể, trẻ vẫn phải được theo dõi lâu dài hoặc điều trị duy trì để tránh bị tái phát.
Hiện nay, phương pháp cơ bản nhất điều trị bệnh lý này là tập luyện. Lúc này, bé sẽ bịt mắt lành và tập nhìn bằng mắt bị bệnh, hoặc tra thuốc để làm suy yếu mắt lành, đồng thời kích thích thị giác của mắc bệnh. Phương pháp tập luyện có thể là các hoạt động thị giác tích cực hay bằng máy kích thích chức năng võng mạc và luyện tập thị giác cả hai mắt. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành phẫu thuật để làm giảm tỷ lệ gặp phải biến chứng về sau.
5. Tại sao nên điều trị các bệnh lý về mắt tại Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI?
Các bác sĩ tại Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị nhược thị, cũng như các bệnh về mắt khác. Đặc biệt, người dẫn dắt và phụ trách chuyên môn chuyên khoa Mắt của Thu Cúc TCI là Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Thu Hương. Bác sĩ Hương đã có gần 40 năm kinh nghiệm về nhãn khoa và xử lý hàng nghìn ca bệnh khó.
Khi đi thăm khám và điều trị tại chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI:
– Người bệnh sẽ được đón tiếp và thăm khám, điều trị các bệnh về mắt với thái độ niềm nở, ân cần.
– Tất cả mọi thắc mắc về tình trạng bệnh lý sẽ được bác sĩ Nhãn khoa giải đáp cụ thể và dễ hiểu nhất.
– Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và yêu cầu khách hàng làm những xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trong trường hợp cần thiết. Tuyệt đối không bao giờ thêm thủ tục để tăng chi phí thăm khám, điều trị bệnh.
Đặc biệt, Thu Cúc TCI còn luôn đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc khám chữa mắt đồng bộ, đầy đủ và tiên tiến. Nhờ vậy có thể đáp ứng được tất cả các phương pháp thăm khám. điều trị bệnh chuyên sâu.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ về nhược thị và bỏ túi thêm địa chỉ điều trị bệnh hiệu quả. Ngay khi xuất hiện triệu chứng của bệnh, mọi người nên nhanh chóng đến Thu Cúc TCI để được bác sĩ chuyên khoa Mắt thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất, giúp hồi phục chức năng thị giác tốt nhất.