Nguyên nhân nhiễm virus EBV

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Virus Epstein-Barr (EBV) là một trong những virus phổ biến nhất ở người. Vậy nguyên nhân nhiễm virus EBV là gì? Triệu chứng bệnh như thế nào? Làm thế nào để phát hiện nhiễm virus EBV… là những thắc mắc được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

1. Nguyên nhân nhiễm virus EBV

Theo nghiên cứu, virus EBV khá phổ biến, chúng có mặt ở khắp mọi nơi và có tới 90% dân số nhiễm loại virus này ở dạng không gây nhiễm trùng.

Ngược lại nếu ở dạng nhiễm trùng, virus có thể gây triệu chứng nhẹ và làm gia tăng sự phát triển của nhiều bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư hạch bạch huyết…

Virus EBV khá phổ biến, chúng có mặt ở khắp mọi nơi và có tới 90% dân số nhiễm loại virus này ở dạng không gây nhiễm trùng.

Virus EBV khá phổ biến, chúng có mặt ở khắp mọi nơi và có tới 90% dân số nhiễm loại virus này ở dạng không gây nhiễm trùng.

Virus EBV lây nhiễm qua nước bọt và lây qua chất bài tiết của đường sinh dục. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng chung các đồ dùng ăn uống, hôn nhau, hôn vào miệng trẻ…; quan hệ tình dục đường miệng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

2. Triệu chứng nhiễm virus EBV

Tùy vào độ tuổi nhiễm virus EBV mà có các triệu chứng khác nhau.

  • Đối với trẻ em thì hầu như không có triệu chứng cụ thể
  • Đối với thiếu niên và người trưởng thành sẽ thấy xuất hiện triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác khó chịu, viêm họng, sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách, sưng amidan, đau đầu, nổi mẩn, lách to…

Virus EBV nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vỡ lách. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khác của nhiễm EBV như: khó thở do sưng họng, vàng da, phát ban, viêm tụy, co giật hoặc viêm não.

Ở một vài trường hợp, virus EBV gây ra các bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng

Ở một vài trường hợp, virus EBV gây ra các bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng

Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, EBV có thể liên quan đến một số dạng ung thư hiếm gặp như ung thư hạch bạch huyết, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày…

3. Cách phát hiện virus EBV

Thông thường rất khó phát hiện bản thân nhiễm virus EBV. Người bệnh chỉ biết mình nhiễm virus này khi khám sức khỏe hoặc làm xét nghiệm máu.

Xét nghiệm kháng thể EBV trong huyết tương thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bệnh có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân
  • Thai phụ có các triệu chứng giống như cúm
Xét nghiệm máu là một phương pháp giúp phát hiện sớm sự hiện diện của virus EBV trong cơ thể

Xét nghiệm máu là một phương pháp giúp phát hiện sớm sự hiện diện của virus EBV trong cơ thể

  • Có triệu chứng nghi ngờ ung thư vòm họng, ung thư dạ dày hoặc ung thư hạch bạch huyết
  • Nhằm theo dõi sự thay đổi kháng thể so với xét nghiệm đầu tiên âm tính, nhưng vẫn còn nghi ngờ nhiễm EBV

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chống virus EBV. Việc điều trị nhiễm EBV hiện nay chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và điều trị các triệu chứng. Người bệnh cần lưu ý tránh bất kỳ môn thể thao hoặc lao động nặng.

Virus EBV rất khó phát hiện sớm bởi các triệu chứng thường mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Chính vì thế, chúng ta cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bất thường trong cơ thể và xử trí kịp thời bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital