Hiểu biết về các nguyên nhân gây suy thận giúp chúng ta chủ động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thận. Bài viết dưới đây là những nguyên nhân gây gây suy thận và cách điều trị.
Nguyên nhân gây suy thận
Suy thận là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động toàn cơ thể. Suy thận có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp; suy thận diễn tiến từ từ gọi là suy thận mạn. Vậy, đâu là nguyên nhân gây suy thận?
- Suy thận là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động toàn cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, có thể kể đến các nguyên nhân, như:
-Tiểu đường: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận hiện nay. Tỷ lệ người suy thận sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh việc tác động đến thận, bệnh tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh…
– Huyết áp cao: Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây đạm niệu và gây suy thận.
-Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Các loại thuốc có thể gây độc cho thận gồm thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc…
- Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, có thể kể đến như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tại thận…
– Một số bệnh thận – niệu: Sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận… nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn.
-Bên cạnh đó, các bệnh lý cầu thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận.
– Một số bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể gây biến chứng thận và suy thận, như: Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.
-Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính.
-Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ… vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.
-Chế độ ăn uống ăn nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường… cũng là những tác nhân không thể bỏ qua.
-Tuổi cao, chức năng thận suy yếu cùng với quá trình lão hóa của cơ thể.
Cách điều trị suy thận
Bệnh suy thận cần được điều trị càng sớm càng tốt. Và để việc điều trị đạt được hiệu quả, cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần được khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín và được điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn giỏi, tâm huyết.
Khi suy thận còn nhẹ thì cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ và kiêng khem đúng mức. Cần có chế độ ăn, uống hợp lý với người suy thận (đủ dinh dưỡng và năng lượng, nhưng phải vừa đủ) nên ăn ít chất đạm, muối, canxi, kali.
- Bệnh suy thận cần được điều trị càng sớm càng tốt. Và để việc điều trị đạt được hiệu quả, cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Khi bệnh đã nặng cần được điều trị chuyên sâu.
Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của bệnh thận). Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu.
Không hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc là một yếu tố gây ra tiểu đạm (tổn thương thận). Không uống nhiều rượu.
Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả (trái cây, rau quả tươi; cá, thịt, gia cầm như gà, vịt…; củ hành, tiêu, chanh, gừng…)
Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tuỳ mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển. Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ sáu tháng hoặc một năm. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp; nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu; xét nghiệm máu: ure, creatinin.