Nguyên nhân gây bệnh ung thư

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Nguyên nhân gây bệnh ung thư đến nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Các nhà nghiên cứu ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000. Các nguyên nhân chính làm tăng số ca mắc ung thư bao gồm: thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá 30%, di truyền 5-10%, còn lại là các nguyên nhân khác.

  • Vi rút u nhú ở người (HPV) và virus viêm gan B (HBV). HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung hoặc các loại ung thư khác như ung thư hậu môn, âm đạo, âm hộ, dương vật và ung thư vòm họng. Người nhiễm Virus viêm gan B, viêm gan C cũng có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn người bình thường. Ở nhiều nước có thu nhập thấp, có đến 20% các ca tử vong ung thư là do nhiễm HBV và HPV.

Nhiễm HPV nguy cơ cao là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung

  • Thuốc lá: thuốc lá gây ra khoảng 22% các ca tử vong ung thư và khoảng 70% các ca tử vong ung thư phổi trên toàn cầu.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: WHO đã thống kê, chế độ ăn uống ít trái cây và rau quả được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 14% các ca tử vong vì ung thư đường tiêu hóa, 11% các ca tử vong bệnh tim mạch và khoảng 9% các ca tử vong do đột quỵ.
  • Ít vận động: ít vận động là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của cơ thể suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn tấn công cơ thể.
  • Thường xuyên uống rượu: rượu là nguyên nhân gây nên 3,6% trong tổng số các trường hợp ung thư trên toàn thế giới, 1,7% ở phụ nữ và 5,2% ở nam giới.

Rượu là nguyên nhân gây nên 3,6% trong tổng số các trường hợp ung thư

  • Rủi ro nghề nghiệp, ô nhiễm không khí: ô nhiễm không khí chịu trách nhiệm cho 1-4% các bệnh ung thư. Một số nghề nghiệp lao động chân tay, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cũng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường. Khoảng 20-30% nam giới và 5-20% nữ giới trong độ tuổi lao động có thể đã tiếp xúc với chất gây ung thư phổi trong suốt quá trình làm việc, chiếm khoảng 10% các ca ung thư phổi trên toàn thế giới. Khoảng 2% trường hợp bệnh bạch cầu trên toàn thế giới là do tiếp xúc với các chất độc hại khi làm việc.
  • Phơi nhiễm với các chất gây ung thư, phơi nhiễm bức xạ và một số hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư. Bức xạ đến từ các tia gamma, tia UV-năng lượng cao và tia X làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, da, tuyến giáp, vú và dạ dày…

Phơi nhiễm với các chất gây ung thư, phơi nhiễm bức xạ và một số hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, tất cả những người trưởng thành nên tầm soát ung thư định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư, nâng cao cơ hội chữa khỏi. Ung thư có thể phát hiện sớm bằng các kỹ thuật hiện đại như xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp CT…

Là đơn vị dẫn đầu trong các gói khám sức khỏe, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang cung cấp các gói tầm soát ung thư, được xây dựng dành riêng cho nam, nữ, với nhiều độ tuổi và nguy cơ khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận như: gói tầm soát ung  thư gan, gói tầm soát ung thư phổi, gói tầm soát ung thư dạ dày… – nhằm phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.

Để đăng ký khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital