Băng huyết là một tai biến sản khoa gây tử vong mẹ hàng đầu. Nguyên nhân băng huyết sau sinh là do đâu? Hãy tìm hiểu ngay thông tin chúng tôi cung cấp sau đây.
Băng huyết sau sinh là hiện tượng bộ phận sinh dục nữ chảy máu trong vòng 24 giờ sau sinh, gây tình trạng mất máu quá nhiều.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân băng huyết do đâu?
1.1. Do đờ tử cung
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất do tử cung quá căng (đa thai, thai to…), cơ tử cung kiệt sức (do chuyển dạ nhanh, chuyển dạ kéo dài, đa sản…), nhiễm trùng ối (ối vỡ sớm, ối vỡ lâu…), cấu trúc tử cung bất thường (u cơ tử cung, tử cung dị dạng, nhau tiền đạo, có sẹo…), suy nhược, thiếu máu và huyết áp cao trong thai kỳ,…
1.2. Do sót nhau
Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tai biến sản khoa nguy hiểm này. Sự cản trở hiện tượng tróc nhau là do:
– Bánh nhau phụ, cuống rốn ngắn, nhau quá lớn như trong đa thai, phù nhau thai…
– Nhau bám bất thường: nhau cài răng lược, nhau bám ở góc tử cung nhau bám đoạn dưới…
– Nhau dính vào lớp nội mạc do viêm, hay do nạo thai, nguyên nhân nội tiết, u xơ dưới niêm mạc, …,
1.3. Do sang chấn đường tình dục
Sinh nhanh, cắt tầng sinh môn quá rộng hoặc sâu, vỡ tử cung, thủ thuật bóc nhau thô bạo có thể dẫn đến lộn tử cung …
1.4. Do mẹ bị rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu do mắc phải bởi xuất huyết giảm tiểu cầu, xơ gan, điêu trị thuốc kháng đông hoặc do di truyền đông máu.
2. Dấu hiệu nhận biết băng huyết sau sinh
– Sản phụ bị chảy máu đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít, đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng.
– Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tăng thể tích tử cung. Đáy tử cung lên cao dần, tử cung to bề ngang, mềm nhão.
– Tùy lượng máu mất, người bệnh tụt huyết áp, mặt xanh tái, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh…
3. Nguy hiểm của băng huyết sau sinh
Tùy thuộc vào mức độ cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau:
– Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, dẫn đến suy thận, suy đa cơ quan và sẽ có thể khiến mẹ tử vong.
– Là yếu tố gây nhiễm trùng hậu sản.
– Biến chứng thiếu máu lâu dài, viêm tắc tĩnh mạch.
4. Đề phòng và xử trí băng huyết sau khi sinh
– Băng huyết cần được xử trí cầm máu nhanh. Sản phụ cần được truyền máu, tiểu cầu… bù lượng máu đã mất và làm đông máu.
Trường hợp chảy máu nguy hiểm tính mạng, người mẹ có thể cần phải được cắt bỏ tử cung để cứu mạng sống.
– Để phòng ngừa chửa ngoài tử cung, cần đi khám thai định kỳ kịp thời phát hiện nguy cơ, đưa ra những lời khuyên thích hợp. Cần bổ sung sắt và axít folic đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu.
Nên theo dõi ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi băng huyết sau sinh xảy ra, để được xử trí sớm nhất.
Nguyên nhân băng huyết sau sinh do đâu cũng như những thông tin liên quan hi vọng rằng qua chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có được chia sẻ hữu ích.