Người bệnh huyết áp thấp uống trà gừng được không là vấn đề nhiều người băn khoăn cần được giải đáp cụ thể. Dưới đây là một số giải đáp cần thiết bạn đọc có thể tham khảo.
Menu xem nhanh:
1. Người bệnh huyết áp thấp uống trà gừng được không?
Trà gừng là một thức uống được ứng dụng rộng rãi trong dân gian, có khả năng kích thích gây tăng nhịp tim, làm ấm cơ thể, nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn,… do tụt huyết áp gây nên. Do vậy, người bệnh huyết áp thấp hoàn toàn có thể sử dụng trà gừng.
Tuy nhiên, cũng như thuốc tây, trà gừng chỉ là giải pháp cứu cánh tạm thời cho người bệnh huyết áp thấp. Trà gừng chỉ giúp nhanh chóng cải thiện triệu chứng huyết áp thấp mà không giải quyết triệt để căn nguyên. Đồng thời nếu sử dụng lâu dài, trà gừng có thể gây rất nhiều tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, cụ thể như sau:
– Kích thích dạ dày quá mức, nhất là khi dạ dày ở trạng thái rỗng, làm rối loạn quá trình tiêu hóa, có thể gây ợ nóng, đau rát dạ dày hoặc tiêu chảy.
– Gây nóng trong người do bản chất của gừng là tính nhiệt
– Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non nếu bạn đang mang thai.
– Gây tăng nhịp tim hoặc rối loạn nhịp tim, đặc biệt nguy hiểm nếu bạn đang mắc kèm các bệnh lý về tim mạch khác.
– Phản ứng dị ứng với các triệu chứng như cảm giác nóng bỏng trong miệng, ngứa, đỏ da, viêm da,…
– Hạ đường huyết quá mức, đặc biệt là ở người bệnh bị tiểu đường.
2. Huyết áp thấp phải làm sao?
Phương pháp điều trị huyết áp thấp phải tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không được tự ý điều chỉnh hoặc mua thuốc không được bác sĩ kê đơn.
Trong trường hợp người bệnh bị huyết áp lúc huyết áp hạ thấp đến mức choáng váng, người bệnh có thể nằm nghỉ một lúc hoặc uống nước trà gừng ấm, huyết áp sẽ trở lại bình thường và cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách ứng phó với từng trường hợp.
Ngoài ra, người bệnh huyết áp thấp cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt với một số lưu ý như sau:
Nguyên tắc là bạn tuyệt đối không bỏ bữa, nên duy trì từ 3-4 bữa ăn/ngày, việc chia nhỏ khẩu phần ăn hợp lý cũng sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, không bị đói… Để điều chỉnh huyết áp thấp về mức ổn định, người bệnh nên bổ sung một số loại giúp tăng huyết áp lên, tránh để huyết áp tụt quá thấp như: rau cần tây, nho, bột tam thất, nước sâm, muối, nước, cà phê, chè đặc…
Tập luyện hiệu quả sẽ làm củng cố thành mạch và nâng cao sức đẩy máu của tim giúp ổn định huyết áp thấp tốt hơn. Bạn cần phải tập luyện những bài tập, môn thể thao vừa sức như đi độ, yoga, bơi lội… nên tập đều đặn, không tập cố, không tập lúc đói hay vừa ăn no.