Sâu răng là tình trạng bệnh phổ biến nhất hiện nay và theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ, cứ 10 trẻ từ 2-8 tuổi sẽ có 2 trẻ bị sâu ít nhát 1 răng. May mắn thay, hầu hết các dạng sâu răng đều có thể phòng ngừa ở cả trẻ em và người lớn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về quá trình hình thành, cũng như các biện pháp để bạn và thành viên trong gia đình có thể ngăn ngừa sâu răng. Cùng tìm hiểu thôi!
Menu xem nhanh:
1. Sâu răng xuất hiện từ đâu?
1.1 Cơ chế hình thành sâu răng
Viện Răng hàm mặt Quốc gia cho biết hiện nay sâu răng đang có chiều hướng gia tăng: 80% trẻ 4-8 tuổi bị sâu răng và có tới 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách. Con số này đủ cho thấy sâu răng là bệnh lý có tỉ lệ mắc rất cao, ngay từ độ tuổi rất nhỏ. Lý do khiến bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc sâu răng là bởi cơ chế hình thành bệnh lý này rất đơn giản.
Sâu răng hình thành từ khi thức ăn thừa còn dính lại trên răng mà không được làm sạch hoàn toàn sau khi ăn. Dần dần những mẩu vụn thức ăn này tích tụ lại nơi kẽ răng, khe răng và ngay cả trên mặt nhai của răng, tạo thành mảng bám – môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vi khuẩn trong mảng bám khi gặp đường từ thức ăn hàng ngày của bạn sẽ sản sinh ra axit tấn công và ăn mòn men răng. Từ đó vết sâu răng được hình thành dưới dạng vết nhỏ màu vàng nâu/đen, lâu dần thành lỗ sâu có thể ăn đến tận tủy răng, thậm chí có thể khiến răng vỡ thành từng mảnh, mất răng vĩnh viễn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
1..2 Tác nhân gây sâu răng
Các tác nhân khiến vi khuẩn ngày càng sinh sôi và phát triển gây sâu răng có khá nhiều. Tuy nhiên hầu hết đều gói gọn trong những nguyên nhân dưới đây:
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách và đều đặn khiến vụn thức ăn còn mắc lại ở răng.
– Ăn thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo khiến khoang miệng trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại trong răng miệng phát triển.
– Khô miệng, thiếu nước bọt giúp vi khuẩn sẽ dễ dàng bám trụ lại khoang miệng và kẽ răng hơn.
– Ăn các loại thức ăn quá nóng/quá lạnh/quá cứng sẽ làm cho răng nhạy cảm và bị yếu dần đi, thậm chí đồ ăn cứng quá còn có thể làm cho răng bị sứt mẻ, mở đường cho vi khuẩn tấn công vào cấu trúc bên trong răng dễ dàng hơn.
Nắm rõ được quá trình hình thành sâu răng và các tác nhân gây sâu răng là tiền đề giúp chúng ta tìm ra đâu là phương pháp ngừa sâu răng phù hợp và đem lại hiệu quả thật sự.
2. Cần phải làm gì để ngừa sâu răng?
2.1 Đánh răng đều đặn và đúng cách để ngừa sâu răng
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày hoặc sau khi ăn là cách vô cùng hiệu quả luôn được bác sĩ tư vấn để ngăn ngừa sâu răng. Các mảng bám hình thành trên răng có thể dễ dàng bị loại bỏ khi bạn chải răng đúng cách. Nên nhớ sử dụng bàn chải có lông mềm và chải răng ít nhất hai phút với kem đánh răng
Chỉ đánh răng qua loa thôi chưa đủ, chúng ta cần phải chải đúng cách để đảm bảo khoang miệng được vệ sinh một cách tối đa. Đồng thời loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn còn bám lại trên răng và trong kẽ răng. Ngoài ra nên thay bàn chải đánh răng định kỳ mỗi 3 tháng để đảm bảo các lông chải hoạt động tốt và tránh tích tụ vi khuẩn lâu dài ở bàn chải.
2.2 Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng chứa Floride
Chất Floride trong kem đánh răng và nước súc miệng có tác dụng làm cứng bề mặt men răng của các răng mà chúng chạm tới, đem đến khả năng chống sâu răng tốt hơn các sản phẩm khác.
2.3. Ăn kẹo cao su chứa Xylitol
Thử nghiệm lâm sàng cho thấy nhai kẹo cao su không đường, chứa Xylitol sau khi ăn giúp tái khoáng hóa men răng.
Kẹo cao su có chứa Xylitol đã được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi về khả năng kích thích tiết nước bọt, nâng cao độ pH trong khoang miệng và giảm vi khuẩn S.mutans gây sâu răng. Ngoài ra việc nhai kẹo cao su không đường, kẹo cao su Xylitol còn giúp giảm thói quen ăn vặt và các đồ ăn có nhiều đường khác.
2.4 Chọn chế độ ăn hợp lý:
Chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, và thực phẩm ít tinh bột sẽ giúp phòng ngừa sâu răng tốt hơn. Những loại thực phẩm như trái cây tươi và rau quả sẽ làm tăng lưu lượng nước bọt, trong khi đó, cà phê không đường, trà và kẹo cao su không đường thì giúp rửa sạch các mảnh vụn thức ăn. Một mẹo nhỏ bạn cần ghi nhớ là các thực phẩm và đồ uống tốt cho cơ thể bạn, thì nó cũng sẽ tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn!
Mặc dù vậy bạn cũng không nên chủ quan trong việc làm sạch răng miệng sau khi ăn những thực phẩm này. Vì nếu những thức ăn này bám lâu ngày trong rãnh và kẽ răng thì vẫn có nguy cơ gây sâu răng đó.
2.5 Thăm khám nha khoa thường xuyên để ngừa sâu răng tối đa:
Thăm khám nha khoa thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, tuy nhiên chúng ta thường không có thói quen đó. Nhưng để xét về lâu dài, thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn và gia đình kiểm soát tốt được sức khỏe răng miệng. Nếu không được thăm khám thường xuyên, những vấn đề có thể rất nhỏ ở răng miệng có khả năng trở thành những vấn đề nghiêm trọng và dẫn đến hậu quả không mong muốn như đau răng, nhiễm trùng răng và việc điều trị có thể trở nên vô cùng tốn kém.
Sâu răng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là dẫn tới mất răng vĩnh viễn. Vì vậy, để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, khi nhận thấy răng bị đau, nhức bất thường bạn cần đến các nha khoa uy tín để bác sĩ có thể thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh chủ quan và tự ý xử lý tại nhà vì có thể điều trị không đúng cách sẽ làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị của nha sĩ sau này.
Hiện nay, Nha khoa Thu Cúc TCI đang là một trong những địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, tân tiến, Nha khoa Thu Cúc TCi sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm khám chữa bệnh tốt nhất.