Rất nhiều người có biểu hiện đau tức ngực phải kèm hiện tượng khó thở trong một thời gian dài lo lắng không biết tức ngực, khó thở có phải ung thư phổi không. Hãy cảnh giác với bệnh ung thư phổi khi các triệu chứng này đi kèm với nhiều triệu chứng nghi ngờ khác.
Menu xem nhanh:
Đau tức ngực phải và ung thư phổi
Đau tức ngực phải là triệu chứng thường gặp ở cả người trẻ tuổi và lớn tuổi. Đau tức ngực phải có nhiều nguyên nhân khác nhau, đây có thể là triệu chứng của rối loạn cơ ngực. Một số nguyên nhân thông thường không liên quan đến bệnh lý dẫn đến triệu chứng này có thể do mỏi cơ, làm việc nặng, ngồi sai tư thế, căng thẳng quá mức…
Tức ngực, khó thở có phải ung thư phổi không? Thực tế, tức ngực, khó thở cũng là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi ngay ở giai đoạn ung thư vừa tiến triển.
Khó thở, thở nặng nhọc có thể do khối u ở phổi cản trở việc hô hấp của bạn. Hãy cảnh giác nếu triệu chứng này xuất hiện bất chợt, khi bạn không làm việc nặng nhọc hay căng thẳng…
Biểu hiện đau ngực do ung thư phổi thường có đặc điểm đau sâu trong phổi khi bạn mang vác nặng một vật gì đó, thậm chí là cả khi ho.
Hãy cảnh giác nếu đau tức ngực phải kèm các triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh như:
- Ho dai dẳng, ho khan kéo dài nhiều tuần không khỏi
- Đau tay, đau các khớp ngón tay, ngón chân
- Da bàn tay trở nên dày, có màu trắng với nhiều nếp nhăn
- Ho ra đờm, chất nhầy có dính máu
- Viêm phế quản, nhiễm trùng phổi tái phát nhiều lần
- Khi ung thư phát triển ở phổi và gây áp lực đến phần trên của nách có thể gây ra cảm giác đau vai ở người bệnh.
- Giảm cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Chẩn đoán ung thư phổi như thế nào?
Ngay khi có các triệu chứng bất thường, dù là rất nhỏ bạn không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Khám chẩn đoán ung thư phổi thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
- X quang phổi có thể phát hiện những bất thường ở phổi như các khối u
- Chụp cắt lớp vi tính CT phổi cho phép bác sĩ quan sát được những khối u có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng vài milimet mà chụp X quang có thể bỏ sót
- Sinh thiết mô bất thường: một mẫu tế bào bất thường có thể được loại bỏ thông qua kim qua ngực dưới sự hướng dẫn của X quang hay CT. Mẫu sinh thiết có thể được lấy từ các hạch bạch huyết hay các khu vực nghi ngờ ung thư di căn.
Ai dễ mắc bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến nhất ở người hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá bị động cũng có nguy cơ mắc tương tự.
Ngoài những người hút thuốc lá, một số nhóm dễ mắc bệnh ung thư phổi là:
- Tiếp xúc với radon trong thời gian dài
- Làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với amiang
- Nguồn nước uống không đảm bảo, có nhiễm độc asen
- Ô nhiễm môi trường
- Đã từng xạ trị vùng ngực
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi…