Viêm VA là một trong những bệnh tai mũi họng trẻ hay gặp phải. Khi trẻ mắc bệnh lý này, nhiều cha mẹ thường băn khoăn “Khi nào trẻ cần nạo VA? Nạo VA cho trẻ có đau không?”. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Nạo VA là thủ thuật gì?
VA là một tế bào của hệ miễn dịch tự nhiên nằm ở vùng vòm họng. Nhiệm vụ của VA là miễn dịch, nhận diện và sản xuất kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đường hô hấp. VA phát huy tác dụng nhiều nhất vào giai đoạn từ 6 tháng – 4 tuổi, khi trẻ đã dùng hết hệ kháng thể tự nhiên di truyền từ mẹ.
Viêm VA là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập ồ ạt nhưng hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ không đủ sức chống lại nên hiện tượng viêm nhiêm xảy ra. Có nhiều phương pháp để điều trị VA trong đó nạo VA là một trong những thủ thuật hiệu quả giúp loại bỏ ổ viêm.
2. Nạo VA cho trẻ khi nào?
2.1 Trường hợp cần nạo VA
VA là một tổ chức quan trọng của cơ thể chính vì vậy không phải lúc nào viêm VA cũng nên nạo đi để loại bỏ ổ viêm nhiễm. Nếu trường hợp viêm VA ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng gì thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị nội khoa, uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Nạo VA chỉ được đưa ra trong các trường hợp như:
– VA bị viêm nhiễm với tần suất trên 5 lần/năm, mỗi lần viêm kéo dài cả tháng.
– Viêm VA gây ra biến chứng như cho vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang và gây ra các bệnh lý toàn thân cho cơ thể như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy thường xuyên…
– VA phình to khiến cho mũi bị tắc nghẽn, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.
2.2 Trường hợp chống chỉ định (chống chỉ định tạm thời) nạo VA
– Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ bị chống chỉ định với nạo VA như: Có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao…
– Chống chỉ định tạm thời với một số trường hợp như: viêm nhiễm cấp vùng mũi họng, nhiễm một số loại virus như cúm, sốt xuất huyết, sởi…, dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch, uống hoặc đang tiêm phòng dịch.
3. Nạo VA cho trẻ có đau không?
Nạo VA là một thủ thuât không gây đau nhiều. Thậm chí, nhiều trẻ còn không có cảm giác đau nếu như được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề chuyên môn cao với phương pháp tân tiến. Nếu phẫu thuật không đúng kỹ thuật hoặc chăm sóc không đúng cách, trẻ có thể bị đau cụ thể như sau:
– Đau hoặc cứng ở vùng cổ họng do tư thế nằm khi mổ sai, bị ngửa ra ra sau.
– Trẻ bị chảy nước dãi và đau miệng sau khi phẫu thuật.
– Trong thời gian hồi phục bệnh, trẻ có thể có cảm giác đau rầm rộ hoặc âm ỉ và khó chịu ở vùng tai.
4. Phương pháp nạo VA cho trẻ tân tiến
Chính vì vậy, để hạn chế tối đa khả năng đau sau khi nạo VA cho trẻ, phụ huynh cần lựa chọn những cơ sở y tế với đội ngũ y tế tay nghề chuyên môn cao. Hiện nay, phương pháp tân tiến để thực hiện nạo VA chính là Plasma Plus. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Được nghiên cứu và sản xuất tại Hoa Kỳ – đất nước có nền y khoa đứng top đầu trên thế giới.
– Khả năng hàn mạch siêu nhỏ, có thể hàn gắn được những mạch máu chỉ dưới 1mm.
– Dao Plasma có thiết diện mỏng, có thể uống cong khi phẫu thuật giúp hạn chế khả năng chảy máu.
– Lượng nhiệt dùng để nạo VA tương đối thấp, chỉ khoảng bằng ⅓ so với lượng nhiệt của các phương pháp truyền thống, từ đó tránh gây tổn thương cho những mô lành xung quanh.
– Thời gian phẫu thuật tương đối ngắn, chỉ khoảng 30 – 45 phút.
– Người bệnh lưu viện 24h để theo dõi tình trạng sức khoẻ, nếu không có bất thường gì thì có thể xuất viện.
– Có hiệu quả kinh tế cao vì tiết kiệm được thời gian và công sức của người bệnh.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho câu hỏi “nạo VA cho trẻ có gây đau không”. Cần lưu ý lựa chọn những bệnh viện lớn uy tín để điều trị cho trẻ, giúp loại bỏ bệnh tận gốc và tránh để lại những biến chứng nặng nề.