K đại tràng là ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam và nữ trong độ tuổi 30-60. Bệnh đòi hỏi phải được phát hiện và điều trị sớm các bất thường để tăng tỷ lệ chữa thành công. Trong đó, xét nghiệm ung thư đại tràng là phương pháp tầm soát sớm được y học coi trọng.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao xét nghiệm u đại tràng quan trọng và cần thiết?
Dù được khuyến khích, nhưng xét nghiệm sàng lọc nói riêng và các phương pháp tầm soát ung thư nói chung chưa thực sự phổ biến. Bởi không phải ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này.
1.1. K đại tràng – Ung thư phổ biến thứ 2 thế giới
Theo nghiên cứu của Globocan, chỉ tính riêng năm 2018, Việt Nam có tới hơn 14.000 ca mắc ung thư đại tràng. Mức độ nguy hiểm của bệnh ngang hàng với ung thư gan nguyên phát. Thêm vào đó, K đại tràng ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa và gia tăng. Bệnh ở giai đoạn đầu chỉ có biểu hiện mập mờ nên khó phát hiện bằng cách thông thường. Nguyên nhân của đa số ca tử vong vì căn bệnh này là do phát hiện và điều trị quá muộn. Khối u đã di căn xa không thể cắt bỏ, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Để chủ động sàng lọc sớm ung thư đại tràng ngay từ giai đoạn khởi phát, hỗ trợ loại bỏ tế bào ung thư kịp thời, bác sĩ luôn khuyến cáo mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ hàng năm. Trong đó, xét nghiệm là kỹ thuật hiệu quả giúp phát hiện dấu hiệu của “án tử”.
1.2. Xét nghiệm là bước đệm để phát hiện sớm u đại tràng
Tầm soát ung thư đại tràng là quá trình thực hiện một loạt các danh mục khám khác nhau từ cơ bản tới chi tiết. Tổng hợp các kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh hiện tại.
Xét nghiệm là một trong những danh mục khám chuyên sâu của gói tầm soát. Bằng việc xét nghiệm, bác sĩ có thể tìm kiếm các dấu hiệu sớm của tế bào ung thư, khi bệnh còn đang ở thời kỳ khởi phát, hoặc tiên lượng nguy cơ mắc bệnh. Đây cũng là cơ sở để chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn.
1.3. Xét nghiệm ung thư đại tràng hỗ trợ điều trị bệnh
Bên cạnh góp phần sàng lọc sớm, xét nghiệm K đại tràng còn được sử dụng trong quá trình chữa trị bệnh. Sau khi tiến hành các phương pháp hóa trị, xạ trị hay cắt bỏ khối u, người bệnh được chỉ định xét nghiệm lại. Mục đích của bước này nhằm đánh giá hiệu quả điều trị, kiểm tra giai đoạn bệnh và tiên lượng khả năng tái phát.
2. Những điều cần biết khi tiến hành xét nghiệm K đại tràng
Trước khi thực hiện xét nghiệm u đại tràng, mỗi người đều cần có hiểu biết rõ ràng , tránh sai sót, thiếu hiệu quả.
2.1. Đối tượng nào cần làm xét nghiệm ung thư đại tràng?
Không phải đối tượng, độ tuổi nào cũng bắt buộc làm xét nghiệm u đại tràng. Nhóm những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần thực hiện định kỳ 1-2 lần/năm:
– Người có tiền sử bệnh lý về đường ruột: viêm loét đại tràng, polyp đại tràng,…
– Người thân có bệnh sử bị ung thư đại tràng
– Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn thức ăn nhanh, đồ muối lên men, uống nước ngọt có đường,…
– Người bị béo phì
– Người nghiện rượu, bia, thuốc lá
– Người cao tuổi
Những người có dấu hiệu sau cần chú ý xét nghiệm tầm soát thường xuyên hơn hoặc theo chỉ định của bác sĩ:
– Đau bụng: Cơn đau khác thường lúc dữ dội lúc âm ỉ
– Đại tiện ra máu, phân nhỏ, hoặc đi nhiều lần
– Rối loạn tiêu hóa thời gian dài
– Sụt cân bất thường
– Đau hậu môn
– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
– Người đang điều trị u đại tràng
2.2. Những phương pháp xét nghiệm phổ biến trong tầm soát u đại tràng
Khác với các loại ung thư khác, xét nghiệm tầm soát u đại tràng có nhiều loại khác nhau.
Xét nghiệm tìm kiếm máu ẩn trong phân (FOBT)
Khối u đại tràng khiến tăng sinh mạch, làm mạch máu tổn thương khi phân đi qua khiến phân lẫn máu. Bằng phương pháp xét nghiệm tìm máu trong phân, bác sĩ có thể tiên lượng nguy cơ ung thư với bệnh nhân có hồng cầu > 100 ng/ml. Hiện có 2 phương pháp tìm kiếm chính là:
– gFOBT: Tìm máu bằng phản ứng hóa học
– iFOBT: Tìm protetin hemoglobin trong hồng cầu
Xét nghiệm DNA trong phân
Khoa học tin rằng, tế bào ung thư có tác động tới gen, làm bong các tế bào chứa DNA bất thường vào trong phân. Do đó, tìm kiếm DNA trong phân giúp bác sĩ có kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
CEA là chất chỉ điểm khối u đại tràng. Khi xác định được nồng độ CEA trong máu tăng cao, bác sĩ có cơ sở nghi ngờ bệnh nhân mắc u đại tràng. Từ đó chỉ định thực hiện các phương pháp tầm soát chuyên sâu hơn để kết luận chính xác.
3. Những phương pháp khác giúp tầm soát sớm ung thư đại tràng
Như đã nói, tầm soát u đại tràng không thể chỉ làm xét nghiệm đơn lẻ. Bệnh nhân cần thực hiện tổ hợp các phương pháp tầm soát khác nhau. Một số phương pháp khác có thể kể tới như:
– Nội soi: Bằng cách nội soi quan sát bên trong đại tràng, bác sĩ sẽ phát hiện được bất thường, xác định vị trí kích thước khối u (nếu có). Từ đó đưa ra phác đồ loại bỏ khối u hoặc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực hiện sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính.
– Chụp X quang: Kỹ thuật chụp X quang đại tràng cũng có thể quan sát sự tồn tại của các khối u, tầm soát các bệnh về đại tràng như phình đại tràng, tăng co thắt,…
– Siêu âm, chụp CT/MRI: Mục đích của các phương pháp này thường là hỗ trợ kiểm tra tính di căn của khối u tới các cơ quan khác.
Như vậy, xét nghiệm ung thư đại tràng dù không phải tất cả, nhưng nó là bước quan trọng hỗ trợ sàng lọc và điều trị bệnh. Tổng hợp các phương pháp tầm soát cần thiết thường được thiết kế thành gói khám sàng lọc ung thư sớm. Kết quả tầm soát sẽ chính xác hơn so với việc thực hiện danh mục đơn lẻ. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo mỗi người nên chọn gói tầm soát ung thư cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ hàng năm.