Một số thắc mắc về ung thư đại trực tràng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư đại trực tràng là một trong những căn bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất. Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khả năng điều trị thành công rất cao. Vì vậy việc nắm bắt được những kiến thức cơ bản về ung thư đại trực tràng là rất cần thiết. Qua đó mà chúng ta có thể phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị kịp thời.

Những ai có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng?

Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng dần theo lứa tuổi.

Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng dần theo lứa tuổi.

Mặc dù ung thư đại trực tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng dần theo lứa tuổi.
Bên cạnh tuổi tác, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, có polyp đại tràng, bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn và những người có tiền sử cá nhân bị ung thư (ung thư vú, buồng trứng hoặc tử cung).

Triệu chứng của ung thư đại trực tràng là gì?

Hoạt động ruột thay đổi liên tục (tiêu chảy hoặc táo bón) có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng.

Hoạt động ruột thay đổi liên tục (tiêu chảy hoặc táo bón) có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng.

Các triệu chứng thường gặp nhất của ung thư đại trực tràng bao gồm:

  • Hoạt động ruột thay đổi liên tục (tiêu chảy hoặc táo bón)
  • Cảm thấy khó chịu trong ruột.
  • Phân có lẫn máu (màu đỏ tươi hoặc sẫm màu)
  • Phân nhỏ hơn so với bình thường
  • Thường xuyên cảm thấy đau hoặc co thắt ruột do đầy hơi, hoặc cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng.
  • Giảm cân không chủ ý
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Buồn nôn

Các triệu chứng này cũng có thể không phải do ung thư mà xuất phát từ các vấn đề khác về sức khỏe. Tuy nhiên nếu phát hiện bản thân gặp phải những triệu chứng nêu trên, nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị vì ở giai đoạn đầu ung thư thường không gây đau đớn.
Bệnh trĩ có gây ung thư đại tràng không?
Bệnh trĩ không gây ung thư nhưng có các triệu chứng tương tự như polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng. Do đó tốt nhất người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, đúng cách.
Ung thư đại trực tràng được điều trị như thế nào?

Khoảng 80 - 90% bệnh nhân ung thư đại trực tràng hồi phục sức khỏe bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực

Khoảng 80 – 90% bệnh nhân ung thư đại trực tràng hồi phục sức khỏe bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị nhắm mục tiêu là những phương pháp điều trị thường được sử dụng trong ung thư đại trực tràng. Khoảng 80 – 90% bệnh nhân ung thư đại trực tràng hồi phục sức khỏe bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Ở các giai đoạn sau, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, cơ hội điều trị thành công cũng giảm dần.
Có cách nào để ngăn chặn ung thư đại trực tràng hay không?
Một trong những việc quan trọng nhất để phòng ngừa ung thư đại trực tràng là thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.
Các tổ chức y tế khuyến cáo những người trên 50 tuổi cần thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ. Xét nghiệm máu trong phân (FOBT), bơm thụt Bari tương phản kép, nội soi đại tràng sigma và nội soi đại tràng là những phương pháp được sử dụng phổ biến trong tầm soát ung thư đại trực tràng.
Những người dưới 50 tuổi nhưng có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, bị bệnh viêm ruột (IBD), viêm loét đại tràng, có các polyp đại tràng hoặc mắc các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến gia đình (FAP) có thể thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng sớm hơn theo tư vấn của bác sĩ.

Ngoài việc tầm soát định kỳ, một chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít chất béo cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Ngoài việc tầm soát định kỳ, một chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít chất béo cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít chất béo cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
Cuối cùng cần chú ý tới thói quen đi vệ sinh, khi phát hiện thấy bất kỳ thay đổi nào như táo bón hoặc tiêu chảy dai dẳng, có máu trong phân, nên tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital