Mỗi người cần biết: Tầm soát ung thư gan là gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư gan hàng đầu thế giới. Đề tránh tình trạng phát hiện muộn dẫn tới khó khăn trong điều trị, sàng lọc K gan sớm là phương pháp được khuyến khích. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ: Tầm soát ung thư gan là gì?

1. 03 lý do khiến bạn cần biết tầm soát ung thư gan là gì?

Nhiều người vì chưa có tìm hiểu, thường xem nhẹ vấn đề tầm soát sớm ung thư gan và các bệnh ung thư khác nói chung. Họ đã bỏ qua 03 sự thật dưới đây.

1.1. Ung thư gan nguy hiểm chỉ sau ung thư phổi

Trung bình mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới, hơn 20.000 ca tử vong vì ung thư gan. K gan phổ biến chỉ sau K phổi. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

03 lý do khiến bạn cần biết tầm soát ung thư gan là gì?

Ung thư gan nguy hiểm chỉ sau ung thư phổi

Nguyên do của sự trẻ hóa ung thư gan bắt nguồn từ lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học, hay những tác động từ xã hội, môi trường tới sức khỏe. Đáng buồn hơn, tỷ lệ tử vong bởi K gan tăng vì bệnh được phát hiện quá muộn, khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn rất nhiều tới vô phương cứu chữa. Và để có thể sàng lọc ung thư kịp thời, y học sử dụng phương pháp tầm soát sớm.

1.2. Ung thư gan có khả năng di truyền

Đa số các loại ung thư đều không có khả năng di truyền. Tuy nhiên với K gan, 10% bệnh có thể di truyền từ các thành viên trong gia đình có chung huyết thống. Người bệnh được chẩn đoán ung thư gan sau tuổi 50 sẽ có khả năng di truyền rất thấp. Những người cùng huyết thống với bệnh nhân K gan sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những người khác.
Với trường hợp này, người bệnh cần thăm khám sớm để có thể tiên lượng và điều trị kịp thời, tránh để hậu quả cho những thế hệ sau.

Đa số các loại ung thư đều không có khả năng di truyền

Hình ảnh mô phỏng ung thư gan

1.3. Tầm soát sớm giúp tăng khả năng chữa u gan tới 80%

Các bệnh ung thư nói chung nên được phát hiện ở giai đoạn khởi phát, ngay từ khi chưa có triệu chứng. Nó tạo điều kiện giúp bác sĩ có thể loại bỏ khối u sớm. Bệnh nhân phục hồi nhanh và không để lại di chứng nghiêm trọng về sau.

Với ung thư gan, việc tầm soát sớm đem lại những lợi ích sau:
– Bệnh nhân được chữa trị kịp thời, khả năng điều trị khỏi lên tới 80%
– Phát hiện và chữa sớm giúp bệnh nhân ung thư gan bớt đi những đau đớn, tổn thương về thể chất
– Chi phí điều trị bệnh ở giai đoạn sớm tiết kiệm hơn so với khi bệnh đã chuyển nặng
Thực tế, khi kích thước khối u đã lớn hơn 6cm, tỷ lệ sống của người bệnh sau 5 năm chỉ còn khoảng 10%. Nhưng nếu điều trị khi khối u dưới 3cm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 80 – 90%.
Do đó, tầm soát để điều trị K gan sớm góp phần tăng khả năng sống cho người bệnh nhiều lần.

2. Tìm hiểu tầm soát ung thư gan

Đi vào chi tiết vấn đề sàng lọc sớm ung thư gan, có nhiều vấn đề mà mọi người cần quan tâm.

2.1. Tầm soát ung thư gan là gì?

Tầm soát ung thư gan là thực hiện lần lượt một loạt các bước thăm khám, xét nghiệm, được thiết kế theo một quy trình khép kín. Mục đích mỗi bước khám nhằm kiểm tra chức năng hoạt động, phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường về gan, ung thư gan. Tổng hợp kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Đồng thời bác sĩ cũng có phác đồ điều trị phù hợp nếu người bệnh có dấu hiệu K gan.

Tầm soát sớm giúp tăng khả năng chữa u gan tới 80%

Tầm soát ung thư gan là thực hiện lần lượt một loạt các bước thăm khám, xét nghiệm, được thiết kế theo một quy trình khép kín

Quá trình sàng lọc sớm ung thư gan nên được thực hiện định kỳ từ 1-2 lần/năm. Người bệnh vừa được kiểm tra sức khỏe định kỳ, vừa kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể. Từ đó họ chủ động phòng và chữa bệnh trước khi quá muộn.

2.2. Gói tầm soát ung thư gan là gì?

Gói tầm soát ung thư gan đầy đủ bao gồm:

Khám lâm sàng

Bệnh nhân được khám sức khỏe trước khi đi vào các bước chuyên sâu. Kiểm tra cân nặng, huyết áp, chiều cao… đảm bảo thể trạng người bệnh ổn định. Đồng thời thăm dò chức năng hoạt động các hệ cơ quan.
Song song với thăm khám, bác sĩ sẽ lấy thêm thông tin phía bệnh nhân về tiền sử bệnh lý bản thân, người thân, các bất thường sức khỏe nếu có. Những dữ liệu này giúp bác sĩ hệ thống và chẩn đoán kết quả khám chính xác hơn.

Xét nghiệm chuyên sâu

Sau khi khám tổng quát, bác sĩ chỉ định tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu. Định lượng các chất trong đó giúp phát hiện được nhiều bệnh lý về máu, tầm soát chức năng hoạt động của thận, gan, mật, tụy. Đặc biệt, các dấu hiệu của viêm gan B, viêm gan C cũng có thể phát hiện được. Bởi đa số những người mắc ung thư gan, đều có tiền sử mắc viêm gan B, C.

Gói tầm soát ung thư gan là gì?

Tầm soát ung thư gan gồm khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Quan trọng hơn, xét nghiệm nồng độ AFP trong máu là kết quả thiết yếu để đưa ra kết luận về K gan. Bệnh nhân ung thư gan thường có chỉ số AFP cao hơn bình thường. Do đó, AFP là dấu ấn ung thư được y học tìm kiếm khi nghi ngờ đương đơn mắc bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh

Tại bước này, bệnh nhân sẽ bắt đầu từ chụp cắt lớp 64-128 dãy vùng bụng. Mục đích nhằm tìm kiếm các bất thường, các khối u, áp xe,…Kích thước khối u cũng thể hiện được giai đoạn phát triển của bệnh.
Tiếp đó là siêu âm ổ bụng, gồm gan, mật, tụy, lá lách, bàng quang,… Phương pháp này giúp bác sĩ trực tiếp thấy được các bất thường, tổn thương trên bề mặt gan, vị trí, kích thước khối u. Từ đó tiên lượng được mức độ và giai đoạn phát triển của u gan.
Kết thúc, bác sĩ tổng hợp tất cả các kết quả từng bước khám để chẩn đoán và sàng lọc ung thư gan cho đương đơn. Đồng thời đưa ra phác đồ điều trị sớm nếu kết quả dương tính.
Đây là quy trình cơ bản tầm soát ung thư gan. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp như:
– Sinh thiết gan: Soi tế bào gan xác định mức độ phát triển
– Nội soi ổ bụng: Phát hiện xơ gan hoặc lấy tế bào làm sinh thiết

2.3. Chỉ xét nghiệm AFP có phát hiện được ung thư gan không?

Nhiều người cho rằng, vì định lượng AFP được xem là dấu ấn phát hiệu ung thư gan. Họ chỉ cần xét nghiệm AFP là có thể phát hiện được bệnh. Tuy nhiên cần khẳng định, chỉ làm xét nghiệm AFP đơn thuần không thể hiện 100% kết quả ung thư.

Chỉ xét nghiệm AFP có phát hiện được ung thư gan không?

Chỉ làm xét nghiệm AFP đơn thuần không thể khẳng định 100% kết quả ung thư gan

Nồng độ AFP trong cơ thể tăng cao có thể do các lý do khác sau:
– Phụ nữ mang bầu thai nhi có khả năng dị tật
– Các bệnh khác về gan như xơ gan, viêm gan cấp,..
– Các loại ung thư khác như K tinh hoàn, K buồng trứng,…
Việc chẩn đoán sai sẽ dẫn tới hệ quả nghiêm trọng trong điều trị bệnh. Do vậy, xét nghiệm AFP chỉ là cơ sở để bác sĩ chỉ định thêm các bước tầm soát chuyên sâu tiếp theo. Bệnh nhân không nên chỉ làm xét nghiệm đơn lẻ mà cần thực hiện sàng lọc theo đúng – đủ quy trình để có kết quả chính xác nhất.
Kết lại bài viết, hy vọng mỗi người đã tự có cho mình câu trả lời về “Tầm soát ung thư gan là gì”. Từ đó biết tự bảo vệ và chủ động phòng ngừa bản thân khỏi “án tử” này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital